Thành phần của Thuốc Lisonorm 5mg
Lisinopril: 10mg
Amlodipine: 5mg
Phân tích thành phần có trong thuốc Lisonorm 5mg:
- Lisinopril hoạt động bằng cách ức chế men chuyển angiotensin (ACE), một enzyme giúp tạo ra angiotensin II, một hormon làm co mạch máu và tăng huyết áp. Khi ACE bị ức chế, lượng angiotensin II trong cơ thể giảm xuống, dẫn đến giãn mạch máu và hạ huyết áp.
- Amlodipine hoạt động bằng cách ngăn chặn dòng ion calci đi vào tế bào cơ trơn mạch máu và cơ tim. Khi ion calci đi vào tế bào cơ trơn, các tế bào này sẽ co lại, làm hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Amlodipine ngăn chặn dòng ion calci, giúp các tế bào cơ trơn giãn ra, làm mở rộng lòng mạch và giảm huyết áp.
Thành phần có trong thuốc Lisonorm
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Lisonorm 5mg
Liều dùng:
Liều khuyến cáo cho bệnh nhân là 1 viên vào mỗi ngày.
Đối với người bệnh đang mắc bệnh suy thận:
- Để tìm được liều khởi đầu tối đa và liều duy trì cho người bệnh đang bị suy thận, các bệnh nhân cần được chuẩn độ liều lượng bằng lisinopril và amlodipine khi dùng riêng lẻ. Amlodipine không thể thẩm phân được.
- Lisinopril chỉ có thể được sử dụng cho các bệnh nhân với liều duy trì tối ưu là 10 mg lisinopril và 5 mg amlodipine sau khi đã được chuẩn độ liều.
Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên:
Thuốc Lisonorm không được khuyến cáo cho những người đang ở độ tuổi dưới 18 tuổi do vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về độ an toàn và tính hiệu lực mà thuốc mang đến.
Với những người đang mắc bệnh suy gan:
Quá trình đào thải amlodipin có thể kéo dài ở những người bệnh đang mắc suy gan. Vì vậy, không thể xác định liều khuyến cáo chính xác cho những đối tượng này.
Với người bệnh trên 65 tuổi:
- Cần thận trọng sử dụng thuốc cho các bệnh nhân lớn tuổi.
- Liều điều trị duy trì tối ưu cho các bệnh nhân lớn tuổi cần được điều chỉnh cho từng người bệnh bằng cách kết hợp đơn lẻ liều lượng của lisinopril và cả amlodipine.
Cách dùng:
Uống thuốc với 1 cốc nước. Có thể uống thuốc vào trước, trong hoặc sau khi ăn đều được.
Xử trí khi quên liều:
Nếu như bạn quên liều điều trị, hãy sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu như quá gần liều thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều điều trị.
Xử trí khi quá liều:
- Khi sử dụng quá liều thuốc có thể gây ra giãn mạch ngoại biên kèm với hạ huyết áp rõ rệt sốc tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải, suy thận, thở quá nhanh, nhịp tim đập nhanh,...
- Cần điều trị triệu chứng cho bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc. Nếu trong trường hợp xảy ra hạ huyết áp trầm trọng, cần phải kê chân cao cho bệnh nhân. Nếu như truyền dịch không đem lại hiệu quả, có thể điều trị hỗ trợ thêm bằng cách sử dụng thêm một số thuốc co mạch ngoại biên. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc truyền thêm angiotensin II. Truyền dịch tĩnh mạch calci gluconate có thể có ích để đảo ngược lại tác dụng ức chế kênh calci của thuốc.
- Có thể loại lisinopril ra khỏi hệ thống tuần hoàn bằng cách thẩm tách lọc máu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, amlodipine lại có độ gắn kết mạnh với protein huyết tương nên thẩm tách máu có thể không đạt được hiệu quả để loại trừ chất này.
Mua ngay thuốc Lisonorm chính hãng tại Pharmart.vn
Chỉ định của Thuốc Lisonorm 5mg
- Điều trị bệnh lý về tăng huyết áp vô căn.
- Điều trị trị liệu thay thế cho các bệnh nhân đang được kiểm soát huyết áp ổn định bằng thuốc Lisinopril và Amlodipine dùng đồng thời với mức liều lượng tương tự.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Lisonorm được sử dụng để điều trị bệnh lý tăng huyết áp vô căn, điều trị thay thế cho bệnh nhân đang được kiểm soát huyết áp ổn định bằng thuốc lisinopril và amlodipine dùng đồng thời với mức liều lượng tương đương.
Khuyến cáo
Tác dụng không mong muốn của thuốc Lisonorm:
Thường gặp (≥1/100):
- Hệ thần kinh: Choáng váng, nhức đầu, buồn ngủ.
- Tim mạch: Đánh trống ngực.
- Huyết áp: Giảm huyết áp tư thế đứng, bừng đỏ.
- Hô hấp: Ho.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng.
- Thận tiết niệu: Suy thận.
- Chung: Phù, mệt mỏi.
Ít gặp (1/1000 đến 1/100):
- Tâm thần: Thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
- Hệ thần kinh: Chóng mặt, dị cảm, rối loạn vị giác, giảm cảm giác, ngất, run.
- Mắt: Rối loạn thị giác.
- Tai: Ù tai.
- Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
- Huyết áp: Tai biến mạch máu não, Raynaud, giảm huyết áp.
- Hô hấp: Viêm mũi, khó thở.
- Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, khô miệng, thay đổi thói quen đại tiện.
- Da: Phản ứng dị ứng, phát ban, thay đổi màu da, toát mồ hôi, ngứa, rụng tóc.
- Cơ xương khớp: Đau khớp, đau cơ, chuột rút, đau lưng.
- Thận tiết niệu: Rối loạn tiết niệu, tiểu đêm, tăng số lần tiểu tiện.
- Sinh sản: Bất lực, to vú ở nam giới.
- Chung: Mệt mỏi, suy nhược, đau ngực.
- Xét nghiệm: Tăng urê máu, creatinin, kali, men gan, thay đổi cân nặng.
Hiếm gặp (1/10.000 đến 1/1000):
- Tâm thần: Rối loạn tâm thần.
- Da: Bệnh vẩy nến, mày đay, rụng tóc/lông.
- Thận tiết niệu: Suy thận cấp, tăng urê máu.
- Xét nghiệm: Giảm hemoglobin, hồng cầu, bilirubin tăng, hạ natri máu.
Rất hiếm gặp (≤1/10.000):
- Máu: Giảm tiểu cầu, suy tủy, mất bạch cầu, thiếu máu, thiếu máu tan huyết.
- Miễn dịch: Quá mẫn, bệnh tự miễn.
- Chuyển hóa: Rối loạn đường huyết.
- Hệ thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên.
- Tim mạch: Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim.
- Mạch máu: Viêm mạch.
- Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm phế nang, viêm mũi xoang.
- Tiêu hóa: Viêm tụy, viêm dạ dày, phù nề ruột.
- Gan mật: Suy gan, viêm gan, vàng da.
- Da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, pemphigus, toát mồ hôi.
- Thận tiết niệu: Tiểu ít/vô niệu.
Tương tác thuốc:
Tương tác với Lisinopril:
- Các thuốc làm tăng kali huyết: Thuốc lợi niệu giữ kali (spironolacton, amiloride, triamterene), Bổ sung kali, Chất thay thế muối có chứa kali, Một số thuốc khác (ví dụ heparin)
- Các thuốc hạ huyết áp: Thuốc lợi niệu khác, Glyceryl trinitrate, các nitrate khác, thuốc giãn mạch khác, Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Thuốc chống loạn thần, Thuốc gây mê, Thuốc gây nghiện, Rượu
- Thuốc làm giảm bạch cầu: Allopurinol, Procainamide, Thuốc ức chế miễn dịch, Thuốc kìm tế bào (corticosteroid đường toàn thân)
- Thuốc gây giảm sinh khả dụng: Thuốc kháng acid
- Thuốc làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp: Thuốc cường giao cảm
- Thuốc tăng tác dụng hạ glucose huyết: Thuốc chống đái tháo đường
- Các thuốc gây hại cho thận: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) liều cao (≥ 3g/ngày)
- Thuốc gây tăng kali huyết thanh và suy thận cấp (hiếm gặp): NSAID kết hợp với thuốc ức chế ACE
- Tương tác với Lithium: Giảm bài tiết lithium, cần theo dõi nồng độ lithium huyết thanh.
Tương tác với thuốc Amlodipin:
- Các thuốc làm tăng nồng độ: các chất ức chế CYP3A4 (diltiazem)
- Thuốc làm giảm nồng độ: Chất gây cảm ứng CYP3A4 (carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, fosphenytoin, primidone, rifampicin)
Chống chỉ định
- Thuốc chống chỉ định cho các bệnh nhân quá mẫn với Lisinopril, Hydrochlorothiazide hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
- Chống chỉ định cho các bệnh nhân bị hạ huyết áp trầm trọng.
- Người có tiền sử mạch liên quan đến việc sử dụng trước đó các thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.
- Người bị phù mạch do di truyền hoặc do tự phát.
- Người bị tắc nghẽn rõ rệt huyết động lực ở đường ra của tâm thất trái, người bị hẹp van hai lá hoặc bị sốc tim.
- Người bị suy tim sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Những người đang bị các cơn đau thắt ngực không ổn định.
- Chống chỉ định sử dụng thuốc cho phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.
Thận trọng:
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho các trường hợp:
- Bệnh tim: Cần thận trọng ở bệnh nhân suy tim, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim cấp tính, hoặc có nguy cơ hạ huyết áp.
- Bệnh thận: Cần theo dõi chức năng thận thường xuyên, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, hẹp động mạch thận, hoặc sử dụng đồng thời các thuốc lợi niệu.
- Bệnh gan: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc với các bệnh nhân đang mắc bệnh suy gan.
- Tiền sử phù nề do thuốc ức chế men chuyển: Cần theo dõi sát sao bệnh nhân có tiền sử phù nề do thuốc ức chế men chuyển.
- Người cao tuổi: Cần điều chỉnh liều lượng phù hợp do chức năng thận thường suy giảm theo tuổi tác.
- Bệnh nhân tiểu đường: Cần theo dõi đường huyết thường xuyên do Lisinopril có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc chống đái tháo đường.
- Bệnh nhân rối loạn điện giải: Cần theo dõi nồng độ natri, kali và creatinin trong máu thường xuyên do Lisinopril có thể làm thay đổi cân bằng điện giải.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30°C.