Thuốc Loperamide Stella 2mg (Hộp 5 vỉ x 10 viên) - Điều trị bệnh tiêu chảy cấp (Stella)

Thuốc Loperamide Stella 2mg của Công ty TNHH LD Stellapharm, có thành phần chính loperamid. Đây là thuốc dùng để kiểm soát và làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc trưng và tiêu chảy mạn do bệnh viêm ruột.

Lựa chọn
Thuốc Loperamide Stella 2mg (Hộp 5 vỉ x 10 viên) - Điều trị bệnh tiêu chảy cấp (Stella)
Chọn số lượng:
THÔNG SỐ SẢN PHẨM
Quy cách:
Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thương hiệu:
Stella
Dạng bào chế :
Viên nang cứng
Xuất xứ:
Việt Nam
Mã sản phẩm:
0109050009
Pharmart cam kết
Pharmart cam kết
Freeship cho đơn hàng từ
300K
Pharmart cam kết
Cam kết sản phẩm
chính hãng
Pharmart cam kết
Hỗ trợ đổi hàng trong
30 ngày
Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm Đã kiểm duyệt nội dung

DS. Đoàn Kim Trâm - Cố vấn chuyên môn, Dược sĩ đào tạo cho hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn.

Các triệu chứng của tiêu chảy cấp

  • Đi ngoài phân lỏng hoặc nước: Tần suất đi tiêu nhiều hơn bình thường, thường từ 3 lần/ngày trở lên.
  • Đau bụng: Có thể đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Thường đi kèm với tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Sốt: Thường gặp trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc virus.
  • Mất nước và rối loạn điện giải: Biểu hiện bằng khát nước, môi khô, da khô, tiểu ít, mệt mỏi, chóng mặt. Trẻ em có thể bị khóc không có nước mắt, mắt trũng, thóp lõm.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Do rối loạn tiêu hóa.
  • Mệt mỏi, suy nhược: Do cơ thể mất nước và chất điện giải.

Thành phần của Thuốc Loperamide Stella 2mg

Bảng thành phần 

  • Loperamide hydrochloride: 2mg
  • Tá dược vừa đủ

Dược lực học 

Nhóm dược lý

Thuốc ức chế nhu động ruột.

Cơ chế tác dụng 

  • Loperamide làm trì hoãn nhu động ruột thông qua tác động trực tiếp lên các đầu mút dây thần kinh và/hoặc các hạch trong vách của thành ruột. Thuốc tác động bằng cách cản trở cơ chế cholinergic và noncholinergic liên quan đến phản xạ nhu động, làm giảm hoạt động của các cơ vòng và cơ dọc ở thành ruột.
  • Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng thuốc có thể tác động, giống như diphenoxylat và morphin, bằng cách làm tăng sự co bóp của hệ thống cơ vòng ở ruột, vì vậy làm giảm phân đoạn và làm chậm nhu động đẩy tới ruột.
  • Loperamide kéo dài thời gian lưu trữ các chất qua ruột và do đó làm giảm thể tích phân, làm tăng độ nhớt và tỷ trọng khối của phân, giảm bớt sự mất dịch và chất điện giải. Là thuốc chống tiêu chảy, loperamide được ghi nhận là thuốc đặc hiệu hơn, có hiệu lực mạnh hơn 2 – 3 lần dựa trên cân nặng so với diphenoxylat.
  • Chưa ghi nhận được khả năng dung nạp đối với các tác động chống tiêu chảy của loperamide.

Dược động học

  • Hấp thu: Khoảng 40% liều dùng của loperamide được hấp thu qua đường tiêu hóa
  • Phân bố: Một lượng nhỏ thuốc nguyên vẹn vào hệ tuần hoàn.
  • Chuyển hóa - Thải trừ: Chịu sự chuyển hóa lần đầu ở gan với thải trừ phần theo đường mật dưới dạng liên hợp không có hoạt tính, sự bài tiết qua nước tiểu không đáng kể.  Thời gian bán thải được ghi nhận khoảng 10 giờ.

Liều dùng - cách dùng của Thuốc Loperamide Stella 2mg

Liều dùng

Tiêu chảy cấp

  • Người lớn: Liều khuyến cáo khởi đầu là 4 mg, tiếp theo 2 mg sau mỗi lần đi tiêu lỏng. Liều hàng ngày không được quá 16 mg. Thường triệu chứng tiêu chảy tiến triển lâm sàng trong vòng 48 giờ.
  • Trẻ em:

Liều khuyến cáo ngày đầu tiên:

Tuổi (Cân nặng) Liều lượng (24 giờ đầu)
6 - 8 tuổi (20 - 30 kg) 2 mg × 2 lần/ngày
8 - 12 tuổi (> 30 kg) 2 mg × 3 lần/ngày

Liều khuyến cáo hàng ngày tiếp theo: 1 mg/10 kg, chỉ dùng sau khi đi tiêu lỏng. Tổng liều hàng ngày không nên vượt quá liều khuyến cáo cho ngày đầu tiên.

Tiêu chảy mạn

  • Người lớn:

    • Liều khuyến cáo khởi đầu là 4 mg, tiếp theo 2 mg sau mỗi lần đi tiêu lỏng cho đến khi kiểm soát được tiêu chảy.
    • Sau đó nên giảm liều loperamide tùy nhu cầu của mỗi cá nhân.
    • Khi đã xác định được liều tối ưu hằng ngày, có thể dùng liều này một lần hoặc chia nhiều lần.
  • Liều duy trì:

    • Thường nằm trong khoảng 4 - 8 mg/ngày trong các nghiên cứu lâm sàng. Hiếm khi vượt quá 16 mg/ngày. Hầu như không khuyến cáo khi kiểm soát được triệu chứng ở liều cao hơn.
  • Trẻ em:

    • Liều cho trẻ em mắc tiêu chảy mạn chưa được xác định.

Cách dùng 

Loperamide STELLA được dùng bằng đường uống. Bệnh nhân nên được bù nước và chất điện giải thích hợp khi cần.

Xử trí khi quên liều

  • Nếu quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra.
  • Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo đúng lịch trình.
  • Không uống gấp đôi liều để bù vào liều đã quên

Xử trí khi quá liều

  • Trong các trường hợp quá liều, có thể xảy ra liệt ruột và ức chế thần kinh trung ương. Ảnh hưởng trên thần kinh trung ương ở trẻ em nhạy cảm hơn ở người lớn. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh việc dùng chất than hoạt tính ngay sau khi uống loperamide hydrochloride có thể làm giảm 9 lần lượng thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn. Nếu nôn xảy ra tự phát trong lúc dùng thuốc, nên uống hỗn dịch chứa khoảng 100 g than hoạt tính ngay khi có thể để ức chế sự hấp thu thuốc từ dạ dày.
  • Nếu không bị nôn, nên tiến hành rửa dạ dày sau khi uống 100 g than hoạt tính qua ống thông dạ dày. Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu ức chế thần kinh trung ương trong ít nhất 24 giờ. Nếu quá liều với loperamide gây ức chế thần kinh trung ương, có thể dùng naloxon.
  • Nếu đáp ứng với naloxon, cần theo dõi tái phát các dấu hiệu trong ít nhất 24 giờ sau khi dùng liều naloxon cuối để đề phòng tái phát các triệu chứng của quá liều thuốc.
  • Do tác động kéo dài của loperamide và thời gian tác động ngắn của naloxon (1 - 3 giờ), nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và điều trị lặp lại với naloxon nếu cần. Một số lượng thuốc nhỏ có thể được bài tiết qua nước tiểu, vì vậy tăng thải thuốc qua nước tiểu bằng cách ép uống nhiều nước hoặc truyền dịch có thể có lợi.
  • Trong các nghiên cứu lâm sàng, người lớn dùng liều 20 mg × 3 lần trong 24 giờ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số người bị buồn ngủ nhẹ sau khi dùng liều thứ 2 và xây xẩm sau khi dùng liều thứ 3.

Chỉ định của Thuốc Loperamide Stella 2mg

  • Loperamide được chỉ định trong việc kiểm soát và làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc trưng và tiêu chảy mạn do bệnh viêm ruột.
  • Loperamide cũng được chỉ định để làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng, trực tràng.

Đối tượng sử dụng

  • Người lớn và trẻ em 
  • Phụ nữ có thai: Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không nên dùng trên đối tượng này. 
  • Phụ nữ cho con bú: Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú
  • Người lái xe và vận hành máy móc: Mệt mỏi, chóng mặt hay đau đầu có thể xảy ra khi dùng thuốc này để điều trị tiêu chảy. Do đó, nên thận trọng khi dùng thuốc trong khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc. 

Khuyến cáo

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn được báo cáo khi dùng loperamide hydrochloride trong thử nghiệm lâm sàng (bệnh tiêu chảy cấp tính, mãn tính và sau khi lưu hành).

  • Thường gặp:

    • Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
    • Tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn, đầy hơi.
  • Ít gặp:

    • Thần kinh: Buồn ngủ.
    • Tiêu hóa: Đau bụng, khó chịu ở bụng, khô miệng, đau vùng thượng vị, nôn, khó tiêu.
    • Da và mô dưới da: Ban.
  • Hiếm gặp:

    • Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ (bao gồm sốc phản vệ), phản ứng dạng phản vệ.
    • Thần kinh: Mất ý thức, sững sờ, giảm ý thức, tăng trương lực cơ, mất phối hợp vận động.
    • Mắt: Co đồng tử.
    • Tiêu hóa: Tắc ruột (bao gồm liệt ruột), phình to đại tràng (bao gồm phình to đại tràng nhiễm độc), đầy bụng.
    • Da và mô dưới da: Bỏng nước (bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hồng ban đa dạng), phù mạch, mày đay, ngứa.
    • Thận và tiết niệu: Bí tiểu.
    • Toàn thân: Mệt mỏi

Tương tác thuốc 

  • Tăng độc tính: Những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của loperamide.
  • Loperamide là một chất nền P-glycoprotein. Khi dùng đồng thời loperamide với một số thuốc ức chế P-glycoprotein như quinidin hoặc ritonavir (liều duy nhất 16 mg), nồng độ loperamide trong huyết tương có thể tăng 2 - 3 lần.
  • Dùng đồng thời loperamide (liều duy nhất 4 mg) với itraconazol (chất ức chế CYP3A4 và P-glycoprotein) có thể làm tăng nồng độ của loperamide trong huyết tương từ 3 - 4 lần.
  • Dùng đồng thời itraconazol và gemfibrozil có thể làm tăng nồng độ đỉnh của loperamide trong huyết tương 4 lần và diện tích dưới đường cong nồng độ loperamide trong huyết tương tăng 13 lần.
  • Dùng đồng thời loperamide (liều 16 mg) và ketoconazol (ức chế CYP3A4 và P-glycoprotein) có thể làm tăng nồng độ loperamide trong huyết tương 5,1 lần.
  • Dùng đồng thời với desmopressin đường uống có thể tăng nồng độ desmopressin trong huyết tương 2 lần, có thể do chậm nhu động ruột.

Thận trọng 

  • Điều trị tiêu chảy bằng loperamide là điều trị triệu chứng. Cần tìm nguyên nhân (nếu có) và xử trí thích hợp.
  • Mất dịch và chất điện giải thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tiêu chảy. Trong những trường hợp này, việc bù nước và chất điện giải rất quan trọng. Dùng loperamide không thay thế được nhu cầu này.
  • Một số bệnh nhân viêm loét đại tràng cấp và viêm đại tràng giả mạc liên quan đến dùng kháng sinh phổ rộng có nguy cơ bị phình to đại tràng nhiễm độc nếu loperamide làm chậm nhu động ruột.
  • Không dùng loperamide ngay nếu có trướng bụng, táo bón hoặc liệt ruột.
  • Không nên dùng loperamide ở trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng, do sự thay đổi đáp ứng trong nhóm tuổi này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Nếu triệu chứng tiêu chảy không cải thiện trong vòng 48 giờ, ngừng dùng loperamide.
  • Không nên dùng kéo dài. Chỉ sử dụng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp, trừ trường hợp tiêu chảy hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh nhân suy chức năng gan cần thận trọng vì có thể làm chậm chuyển hóa thuốc, dẫn đến tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương.
  • Nếu sau 2 ngày tiêu chảy không cải thiện hoặc có sốt, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Loperamide STELLA có chứa lactose. Không dùng thuốc này cho bệnh nhân bị rối loạn dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.

Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp sau: 

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đau bụng mà không có tiêu chảy.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Trướng bụng.
  • Thuốc không nên được sử dụng ban đầu ở bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính như viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, hoặc viêm đại tràng do vi khuẩn Salmonella, Shigella và Campylobacter.
  • Ngoài ra, loperamide cũng không được khuyến cáo cho bệnh nhân viêm loét đại tràng cấp tính hoặc viêm đại tràng giả mạc do sử dụng kháng sinh, vì có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng như phình to đại tràng nhiễm độc.

Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30 độ C. 

Nhà sản xuất

Công ty TNHH Stellapharm - Chi nhánh 1
Chi tiết sản phẩm
  • 1. Giới thiệu

  • 2. Thành phần

  • 3. Liều dùng - cách dùng

  • 4. Chỉ định

  • 5. Đối tượng sử dụng

  • 6. Khuyến cáo

  • 7. Chống chỉ định

  • 8. Bảo quản

  • 9. Nhà sản xuất

  • 10. Đánh giá

Đánh giá sản phẩm

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này.

Hãy là người đầu tiên đánh giá sản phẩm!


Hỏi đáp

Sản phẩm tương tự