Thành phần của Thuốc Topralsin
Mỗi viên nang cứng chứa:
Thành phần |
Hàm lượng |
Guaifenesin |
33.3mg |
Paracetamol |
33.3mg |
Natri Benzoat |
33.3mg |
Oxomemazine HCl |
1.65mg |
Phân tích thành phần chính:
- Guaifenesin: Guaifenesin có thể kích thích các tuyến tiết dịch ở đường hô hấp, làm tăng sự tiết dịch nhầy, qua đó giúp làm sạch đường hô hấp. Từ đó, Guaifenesin được biết đến là một thuốc long đờm thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng của ho và nghẹt mũi do cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, và các bệnh đường hô hấp khác.
- Paracetamol: Paracetamol là một thuốc phổ biến và hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng đau và hạ sốt. Cơ chế giảm đau là ngăn chặn sự tổng hợp của các chất trung gian gây đau. Hoạt chất này hạ sốt bằng cách tác động lên trung tâm điều nhiệt ở trong não. Nó thúc đẩy giãn mạch và tăng tiết mồ hôi, từ đó giúp cơ thể hạ nhiệt.
- Natri Benzoat: Natri benzoat có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, giúp kéo dài thời gian bảo quản và ngăn ngừa sự hư hỏng của thuốc. Nó ức chế enzyme hoạt động của vi khuẩn và nấm, làm giảm sự sinh sôi và phát triển của chúng.
- Oxomemazine HCl: Ngoài tác dụng kháng histamin, oxomemazine còn có thể ức chế trung tâm ho trong não, giúp giảm ho khan. Giảm tần suất và mức độ ho, đặc biệt là ho khan không có đờm.
GIúp điều trị các trường hợp mắc chứng ho khan
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Topralsin
Liều dùng:
- Người lớn: Sử dụng 2-3 viên/ngày, ngày uống 2-3 lần
- Trẻ em: Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Cách dùng:
- Nuốt nguyên viên thuốc cùng với một cốc nước đầy. Không được nhai bẻ nghiền viên thuốc.
Mua ngay thuốc Topralsin chính hãng tại Pharmart.vn
Chỉ định của Thuốc Topralsin
- Được chỉ định điều trị trong các trường hợp mắc chứng ho khan, đặc biệt là ho nhiều về đêm (Ho do dị ứng và kích ứng).
Đối tượng sử dụng
- Người mắc các chứng ho khan.
Khuyến cáo
Tác dụng không mong muốn:
- Oxomemazine: Thường gặp là chán ăn, buồn ngủ, tăng độ quánh của chất tiết phế quản, khô miệng, táo bón và bí tiểu.
- Paracetamol: Ban da và những dị ứng khác có thể xảy ra. Thường gặp là ban đỏ hoặc mày đay, đôi khi nặng hơn có thể kèm theo sốt do thuốc và tổn thương niêm mạc.
- Xử trí: Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ, có thể tự hết. Nếu gặp tình trạng nôn nhiều hoặc đau bụng nhiều nên ngừng thuốc. Tránh dùng thuốc kéo dài.
Tương tác thuốc:
- Thận trọng khi dùng các thuốc có chứa phenylpropanolamin cho bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường hay bệnh mạch ngoại vi, phì đại tuyến tiền liệt và glocom.
- Không sử dụng rượu khi đang dùng thuốc vì tăng nguy cơ gây độc cho gan.
- Dùng cùng Isoniazid làm tăng độc tính trên gan.
Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân mắc chứng suy hô hấp, suy gan
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với một trong các thành phần có trong thuốc
Thận trọng:
- Cần cảnh báo cho bệnh nhân các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng da nhiễm độc, hội chứng ngoại ban mủ toàn thân cấp tính,...
- Thận trọng cho người bệnh thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu hiện rõ
- Không nên sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc
- Không tự ý dùng thuốc quá 7 ngày mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Chưa xác định được độ an toàn của thuốc trên các đối tượng này, nên khuyến cáo không dùng trong thời gian mang thai và cho con bú.
Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Thuốc có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt và ngủ gật. Vậy nên cần tránh sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Nơi khô ráo thoáng mát. Nhiệt độ dưới 30 độ C.