Thành phần của Thuốc Vocfor 4mg
Thành phần
- Lornoxicam 4mg.
Dược động học
- Hấp thu:
Lornoxicam được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ tối đa (Cmax) đạt được sau khoảng 1 đến 2 giờ (Tmax). Sinh khả dụng tuyệt đối (tính theo AUC) của Lornoxicam là 90 - 100%. Thức ăn làm giảm Cmax của Lornoxicam 30%, tăng Tmax lên 1,5 đến 2,3 giờ và giảm 20% AUC.
- Phân bố:
Lornoxicam liên kết với protein huyết tương khoảng 99% và không phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương.
- Chuyển hóa:
Lornoxicam được chuyển hóa hoàn toàn chủ yếu qua cytochrome P450 2C9.
- Thải trừ:
Khoảng 2/3 Lornoxicam được đào thải qua gan và 1/3 qua thận dưới dạng chất không hoạt động. Thời gian bán thải trung bình là 3 - 4 giờ. Dùng đồng thời với thuốc kháng acid không gây ảnh hưởng đến dược động học của Lornoxicam
Dược lực học
- Nhóm thuốc
Lornoxicam thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) của nhóm oxicam.
- Cơ chế tác dụng
Lornoxicam hoạt động chủ yếu bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase (COX), làm giảm tổng hợp prostaglandin – các chất trung gian quan trọng trong quá trình viêm, đau và sốt. Việc ức chế COX giúp giảm phản ứng viêm, giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Vocfor 4mg
Cách dùng
Thuốc được chỉ định dùng đường uống. Dùng thuốc trước bữa ăn, thuốc phải được nuốt với lượng nước vừa đủ.
Liều dùng
Người lớn
- Điều trị đau: Dùng liều 8 - 16 mg/ngày, chia làm 2 đến 3 liều mỗi ngày. Liều tối đa khuyến cáo là 16 mg Lornoxicam một ngày.
- Bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp: Liều khuyến cáo ban đầu là 12 mg Lomoxicam, chia làm 2 hoặc 3 liều mỗi ngày. Liều duy trì không được vượt quá 16 mg Loroxicam mỗi ngày.
Trẻ em và thanh thiếu niên
- Đề nghị không dùng Loroxicam cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
Người cao tuổi
- Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi trên 65 tuổi, nhưng Lornoxicam nên được quản lý với biện pháp phòng ngừa vì khả năng dung nạp kém hơn ở nhóm bệnh nhân này dẫn đến tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
Bệnh nhân suy thận
- Đối với bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình, liều tối đa một ngày là 12 mg, chia làm 2 hoặc 3 liều.
Bệnh nhân suy gan
- Đối với bệnh nhân suy gan vừa, liều tối đa một ngày là 12mg, chia làm 2 hoặc 3 liều.
Xử trí khi quên liều
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định
Xử trí khi quá liều
- Triệu chứng
Không có dữ liệu về quá liều (định nghĩa, hậu quả, đề nghị quản lý cụ thể). Tuy nhiên, có thể dự kiến sau khi dùng quá liều Lornoxicam các triệu chứng sau: buồn nôn, nôn, triệu chứng não (chóng mặt, rối loạn thị lực). Triệu chứng nặng là mất điều hòa dẫn đến hôn mê và chứng chuột rút, tổn thương gan và thận và có thể rối loạn đông máu.
- Xử trí
Trong trường hợp quá liều hoặc nghi ngờ quá liều, ngưng sử dụng thuốc. Do thời gian bán thải ngắn, Lornoxicam được bài tiết nhanh chóng. Hoạt chất Lomoxicam không thể phân tách. Hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu. Các biện pháp khẩn cấp bao gồm rửa dạ dày nên được xem xét. Dựa trên các quy tắc, sử dụng than hoạt tính chỉ có thể giảm hấp thu của chế phẩm.
Chỉ định của Thuốc Vocfor 4mg
Thuốc Vocfor chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Điều trị ngắn hạn cơn đau cấp tính từ nhẹ đến trung bình.
- Giảm triệu chứng đau và viêm trong viêm xương khớp.
- Giảm triệu chứng đau và viêm do viêm khớp dạng thấp.
Đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng của thuốc Vocfor 4mg: người lớn đau, viêm xương khớp.
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Lornoxicam không được sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ và tránh dùng trong 6 tháng đầu do thiếu dữ liệu lâm sàng và nguy cơ độc tính sinh sản.
- Lornoxicam có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, không khuyến cáo cho phụ nữ cố gắng mang thai.
- Không có dữ liệu về sự bài tiết của Lornoxicam ở người qua sữa mẹ. Ở chuột đang cho con bú, Lornoxicam bài tiết qua sữa với nồng độ tương đối cao. Do đó không sử dụng Lornoxicam ở phụ nữ cho con bú.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Những bệnh nhân bị chóng mặt và/hoặc buồn ngủ khi điều trị bằng Lomoxicam nên hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
Thường gặp:
- Hệ thần kinh: Nhức đầu nhẹ và thoáng qua, chóng mặt.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn.
Ít gặp:
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn, thay đổi cân nặng.
- Tâm thần: Mất ngủ, trầm cảm.
- Mắt: Viêm kết mạc.
- Tai và tai trong: Chóng mặt, ù tai.
- Tim: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, phù nề, suy tim.
- Hô hấp: Viêm mũi.
- Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, ợ hơi, khô miệng, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau bụng trên, loét tá tràng, loét miệng.
- Da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, tăng sắc tố, ban đỏ, nổi mày đay, phù mạch, rụng tóc.
- Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp.
- Rối loạn chung: Khó chịu, phù mặt.
Hiếm gặp:
- Nhiễm trùng: Viêm họng.
- Hệ huyết học: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, kéo dài thời gian chảy máu.
- Hệ miễn dịch: Quá mẫn, phản ứng phản vệ, sốc phản vệ.
- Tâm thần: Cảm giác mơ hồ, căng thẳng, lo âu.
- Hệ thần kinh: Chứng ngái ngủ, dị cảm, rối loạn vị giác, run, đau nửa đầu.
- Mắt: Rối loạn thị giác.
Tương tác thuốc
- Cimetidin: Tăng nồng độ Lornoxicam trong huyết tương (không có tương tác giữa Lomoxicam và ranitidin hoặc giữa Lornoxicam và thuốc kháng axit).
- Thuốc chống đông máu: NSAID có thể tăng cường tác dụng của thuốc chống đông máu, như warfarin. Thận trọng quan sát chỉ số xét nghiệm INR (theo dõi liều lượng thuốc warfarin).
- Phenprocoumon: Giảm tác dụng điều trị của phenprocoumon.
- Heparin: NSAID làm tăng nguy cơ tụ máu cột sống hoặc ngoài màng cứng khi dùng đồng thời với heparin trong bối cảnh gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng.
- Thuốc ức chế men chuyển: Có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế men chuyển.
- Thuốc lợi tiểu: Giảm tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, thuốc lợi tiểu giữ kali.
- Thuốc chẹn beta-adrenergic: Giảm hiệu quả hạ huyết áp.
- Thuốc ức chế thụ cảm Angiotensin II: Giảm hiệu quả hạ huyết áp
- Digoxin: Độ thanh thải thận của digoxin giảm.
- Corticosteroid: Tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa hoặc xuất huyết.
- Các thuốc NSAID khác: Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Methotrexat: Tăng nồng độ methotrexat trong huyết thanh. Có thể dẫn đến tăng độc tính. Cần theo dõi cẩn thận khi dùng đồng thời hai thuốc.
Thận trọng
- Chỉ dùng Lornoxicam sau khi cân nhắc lợi ích và rủi ro ở bệnh nhân suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết khối, hoặc bệnh tiêu hóa.
- Theo dõi chặt chẽ chức năng gan, thận, chỉ số máu khi dùng lâu dài hoặc kết hợp thuốc làm tăng nguy cơ xuất huyết.
- Ngừng thuốc ngay khi có dấu hiệu nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, phản ứng da nặng, hoặc suy gan/thận tiến triển.
- Tránh dùng chung với NSAID khác, heparin, corticosteroid, SSRIs, thuốc chống đông vì tăng nguy cơ chảy máu và tổn thương cơ quan.
- Không dùng khi bị thủy đậu do nguy cơ biến chứng nhiễm trùng.
- Nguy cơ huyết khối tim mạch có thể xuất hiện sớm, tăng theo liều và thời gian dùng thuốc. Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
Chống chỉ định
Thuốc Vocfor chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Những người dị ứng với locnoxicam hoặc bất kỳ tá dược của thuốc.
- Những người đã bị phản ứng quá mẫn (co thắt phế quản, viêm mũi, phù mạch hoặc nổi mề đay) với thuốc chống viêm không steroid khác, bao gồm axit acetylic salicylic. Dạ dày - ruột chảy máu, xuất huyết mạch máu não. Rối loạn chảy máu và đông máu.
- Bệnh nhân loét dạ dày hoặc có tiền sử tái phát loét dạ dày.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Bệnh nhân suy thận nặng (creatinine huyết thanh > 700 micromol/l).
- Bệnh nhân giảm tiểu cầu.
- Bệnh nhân suy tim nặng.
- Bệnh nhân lớn tuổi (> 65 tuổi) và có trọng lượng dưới 50 kg và trải qua phẫu thuật cấp cứu.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.