BFS-famotidin

Giá tham khảo: 39.000đ/ lọ

BFS-Famotidin có chứa hoạt chất Famotidin giúp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, được sản xuất bởi thương hiệu Dược phẩm CPC1. Thuốc còn được chỉ định điều trị tình trạng tăng tiết axit dịch vị quá mức, bao gồm hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn nội tiết có liên quan đến tăng tiết axit.

Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Lựa chọn
39.000đ
BFS-famotidin
THÔNG SỐ SẢN PHẨM
Quy cách:
Hộp 10 vỉ x 2 lọ 2ml
Thương hiệu:
Dạng bào chế :
Dung dịch tiêm
Xuất xứ:
Việt Nam
Mã sản phẩm:
6124419432
Pharmart cam kết
Pharmart cam kết
Freeship cho đơn hàng từ
300K
Pharmart cam kết
Cam kết sản phẩm
chính hãng
Pharmart cam kết
Hỗ trợ đổi hàng trong
30 ngày
Dược sĩ: Đỗ Thị Vân Anh Dược sĩ: Đỗ Thị Vân Anh Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học Đỗ Thị Vân Anh, với kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng tận tâm nhất.

Thực phẩm nên tránh khi bị trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày - thực quản, việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Một số thực phẩm có thể làm tăng tiết axit hoặc kích thích cơ thắt thực quản dưới, gây ra tình trạng ợ chua, ợ nóng. Những loại nên tránh gồm:

  • Cà phê và nước ngọt có ga: Có chứa caffeine, làm tăng tiết axit dạ dày.
  • Đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ: Khó tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây áp lực lên dạ dày.
  • Thức ăn cay, chua: Các món ăn chứa nhiều ớt, tỏi, hoặc giấm dễ kích thích dạ dày.
  • Socola: Chứa cả caffeine và theobromine, gây giãn cơ thắt thực quản dưới.

Để giảm triệu chứng trào ngược, nên ưu tiên thực phẩm nhẹ nhàng như yến mạch, chuối, và rau xanh….

Mua ngay BFS-famotidin tại Pharmart.vn

Mua ngay BFS-famotidin tại Pharmart.vn

Thành phần của BFS-famotidin

  • Famotidin: 20mg

Phân tích cơ chế tác dụng

Famotidin là một chất ức chế cạnh tranh tại các thụ thể H₂ histamin trên tế bào thành dạ dày, ngăn cản sự tác động của histamin và từ đó giảm tiết axit. Thuốc này giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày cả ban ngày và ban đêm, cũng như khi dạ dày bị kích thích bởi thức ăn, histamin hoặc pentagastrin. So với các thuốc khác cùng nhóm, famotidin có tác dụng ức chế mạnh hơn, với hoạt lực cao gấp 20 - 150 lần so với cimetidin và 3 - 20 lần so với ranitidin.

BFS-famotidin điều trị tình trạng tăng acid dịch vị quá mức

BFS-famotidin điều trị tình trạng tăng acid dịch vị quá mức

Liều dùng - cách dùng của BFS-famotidin

Liều dùng và cách dùng

Trong các trường hợp bệnh lý tăng tiết axit dịch vị hoặc bệnh nhân loét dạ dày kéo dài không thể sử dụng thuốc qua đường uống, sử dụng BFS-famotidin dạng tiêm với liều 20 mg mỗi 12 giờ đến khi có thể dùng qua đường uống.

  • Tiêm tĩnh mạch chậm: Hòa tan 1 lọ BFS-famotidin (20 mg/2 ml) vào dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch tiêm phù hợp, pha loãng đến 5 - 10 ml, tiêm chậm trong ít nhất 2 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Pha 20 mg BFS-famotidin vào 50 ml dung dịch natri clorid 0,9%, sau đó truyền trong khoảng thời gian 15 - 30 phút. Hoặc pha 1 lọ famotidin với 100 ml dung dịch glucose 5% hay dung dịch phù hợp khác và truyền trong khoảng 15 - 30 phút.

Đối tượng đặc biệt

  • Người cao tuổi và trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em chưa được xác định. Liều dùng thông thường không thay đổi theo tuổi, nhưng có thể cần điều chỉnh liều đối với người bị suy thận.
  • Người suy thận: Ở bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinin 30 - 50 ml/phút) và suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30 ml/phút), thời gian bán thải của famotidin có thể tăng lên. Bệnh nhân suy thận nặng có thể có thời gian bán thải lên đến 20 - 24 giờ và cần giảm liều BFS-famotidin hoặc kéo dài thời gian giữa các liều từ 36 - 48 giờ để tránh tích lũy thuốc quá mức. Ở người suy thận tiến triển (độ thanh thải creatinin <10 ml/phút), khoảng cách giữa các liều có thể kéo dài tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân.

Quá liều và xử trí

  • BFS-famotidin thường không gây quá liều cấp tính và chưa ghi nhận các trường hợp ngộ độc nặng ngay cả khi dùng liều cao (tới 800 mg/ngày).
  • Điều trị quá liều chủ yếu là loại bỏ thuốc chưa hấp thu khỏi đường tiêu hóa càng nhanh càng tốt, điều trị triệu chứng và hỗ trợ cần thiết, cùng với giám sát lâm sàng chặt chẽ.

Chỉ định của BFS-famotidin

  • Điều trị loét dạ dày lành tính, loét tá tràng trong giai đoạn tiến triển.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Điều trị tình trạng tăng tiết axit dịch vị quá mức, bao gồm hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn nội tiết có liên quan đến tăng tiết axit.

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng
  • Người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản
  • Nười tăng tiết acid dịch vị quá mức bao gồm hội chứng Zollinger-Ellison và các rối loạn nội tiết có liên quan đến tăng tiết axit.

Khuyến cáo

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp:
      • Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt.
      • Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy.
  • Ít gặp:
      • Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược.
      • Tim mạch: Loạn nhịp.
      • Tiêu hóa: Vàng da do ứ mật, thay đổi men gan, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở vùng bụng, khô miệng.
      • Phản ứng quá mẫn: Choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt và mặt, phát ban, sung huyết kết mạc.
      • Cơ xương: Đau cơ, chuột rút, đau khớp.
      • Thần kinh: Co giật, rối loạn tâm thần như ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm, lo âu, suy giảm tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà.
      • Hô hấp: Co thắt phế quản.
      • Giác quan: Mất vị giác, ù tai.
  • Hiếm gặp:
    • Tim mạch: Block nhĩ thất, đánh trống ngực.
    • Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
    • Da và các biểu hiện khác: Hoại tử da, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng.
    • Tác dụng khác: Liệt dương, nam giới có thể bị vú to.

Tương tác thuốc

BFS-famotidin có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc khác do làm giảm độ acid của dạ dày. Người dùng nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các thuốc hấp thu tốt ở pH acid như ketoconazol.

Chống chỉ định

  • Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của BFS-famotidin.
  • Tránh dùng BFS-famotidin cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc kháng histamin H khác.

Thận trọng khi sử dụng

  • Tính chất ác tính của loét dạ dày: Điều trị bằng BFS-famotidin có thể cải thiện triệu chứng nhưng không loại trừ nguy cơ ác tính của loét dạ dày.
  • Suy thận: BFS-famotidin cần được sử dụng thận trọng ở người bệnh suy thận. Ở người suy thận trung bình hoặc nặng, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương, do đó cần giảm liều hoặc kéo dài khoảng thời gian giữa các liều. Bệnh nhân suy thận trung bình (độ thanh thải creatinin 30 - 50 ml/phút) hoặc nặng (độ thanh thải creatinin <30 ml/phút) có thể cần thay đổi liều dùng.

Những lưu ý trên đối tượng đặc biệt

  • Thời kỳ mang thai: Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác động có hại đến thai nhi, nhưng do dữ liệu trên người còn hạn chế, chỉ nên sử dụng BFS-famotidin cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: BFS-famotidin được bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy người mẹ nên tạm ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc trong thời gian điều trị.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: BFS-famotidin có thể gây mệt mỏi, suy nhược, ảo giác và ù tai, vì vậy nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm và trong bao bì kín.

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội
Chi tiết sản phẩm
  • 1. Giới thiệu

  • 2. Thành phần

  • 3. Liều dùng - cách dùng

  • 4. Chỉ định

  • 5. Đối tượng sử dụng

  • 6. Khuyến cáo

  • 7. Chống chỉ định

  • 8. Bảo quản

  • 9. Nhà sản xuất

  • 10. Đánh giá

Đánh giá sản phẩm

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này.

Hãy là người đầu tiên đánh giá sản phẩm!


Hỏi đáp

LN
Lan Nguyễn, 09/10/2024
Trả lời
thời gian điều trị kéo dài bao lâu?
Pharmart.vn
Trả lời
@Lan Nguyễn: Pharmart xin chào, Thời gian điều trị với BFS-Famotidin tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người. Bạn cần thăm khăm và nhận chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ điều trị.

Sản phẩm tương tự