Thành phần của Lorastad 60ml
Mỗi 60 ml siro chứa:
- Loratadin: 60mg
- Tá dược vừa đủ
Phân tích thành phần:
- Loratadin là một loại thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng dị ứng. Histamin là một chất hóa học được giải phóng khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi nhà..., gây ra các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, nổi mề đay. Loratadin hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine gắn kết với các thụ thể trên tế bào, từ đó làm giảm các phản ứng dị ứng.
Thuốc Lorastad SP được chỉ định điều trị trong trường hợp viêm mũi dị ứng
Liều dùng - cách dùng của Lorastad 60ml
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml x 1 lần/ ngày.
- Trẻ em từ 2 - 12 tuổi: 2 - 5 tuổi: 5ml/ngày. 6 - 12 tuổi; 10ml/ngày.
- Người bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút).
- Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Liều khởi đầu 10ml/ lần, 2 ngày một lần.
- Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi: Liều 5ml/ lần, 2 ngày một lần.
Cách dùng:
Được dùng bằng đường uống
Sử dụng muống 5ml kèm theo trong hộp để đong thể tích
Xử trí khi quá liều:
- Triệu chứng:
- Người lớn: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh và đau đầu (dùng liều 40-180mg Loratadin)
- Trẻ em: Biểu hiện ngoại tháp và hồi hộp (dùng quá 10mg)
- Xử trí:
- Điều trị quá liều Loratdin thông thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, được tiến hành ngay và duy trì khi cần thiết.
- Trường hợp quá liều cấp Loratadin, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng siro ipeca gây nôn. Uống than hoạt sau khi gây nôn có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu của Loratadin.
- Nếu gây nôn không có hiệu quả hoặc chống chỉ định, có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch Nacl 0.9%, nước muối có tác dụng pha loãng các chất có trong ruột.
Xử trí khi quên liều:
- Uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm uống thuốc tiếp theo, bỏ qua và dùng thuốc như bình thường. Lưu ý không gấp đôi liều tránh quá liều Loratadin.
Mua ngay siro Lorastad Sp chính hãng tại Pharmart.vn
Chỉ định của Lorastad 60ml
- Thuốc được chỉ định trong điều trị triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mày đay dị ứng.
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân dị ứng trong các trường hợp như viêm mũi, mày đay mãn tính, hắt hơi sổ mũi, ngứa, viêm kết mạc dị ứng: ngứa mắt, nóng mắt
Khuyến cáo
Tác dụng không mong muốn thường gặp:
- Thần kinh: đau đầu
- Tiêu hóa: Khô miệng
Tương tác thuốc:
- Thuốc ức chế enzyme CYP3A4: Các thuốc này có thể làm tăng nồng độ Loratadin trong máu, tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ví dụ: ketoconazole, erythromycin, cimetidine.
- Thuốc ức chế thần kinh trung ương (TKTW): Khi kết hợp với Loratadin, các thuốc này có thể tăng cường tác dụng an thần, gây buồn ngủ.
- Rượu: Rượu có thể làm tăng tác dụng an thần của Loratadin.
Chống chỉ định
Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong công thức thuốc
- Trẻ em dưới 2 tuổi
Thận trọng:
- Suy gan.
- Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Phụ nữ có thai: Tính an toàn khi sử dụng thuốc Lorastad Sp chưa được xác định khi sử dụng trên đối tượng này, vậy nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
- Phụ nữ cho con bú: Loratadin và các chất chuyển hóa có thể tiết vào trong sữa mẹ, nên ngừng cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc.
Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc:
- Một số báo cáo cho thấy có thể gặp tình trạng buồn ngủ khi dùng thuốc, vậy nên cần thận trong cho người điều khiển phương tiện và vận hành máy móc.
Bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.