Thành phần của Thuốc mỡ Salicylic 5%
-
Acid Salicylic 0,25 gam
-
Tá dược vừa đủ
Dược lực học
Nhóm thuốc:
Thuốc Salicylic 5% thuộc nhóm thuốc thuốc kháng viêm không steroid.
Cơ chế tác dụng:
-
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da nên đã được dùng để điều trị tại chỗ một số bệnh da tăng sừng hóa và bong da như viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nến, gàu, trứng cá, hạt cơm, chai gan bàn chân...tùy theo nồng độ thuốc.
-
Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo sừng (điều chỉnh quá trình sừng hóa bất thường); ở nồng độ cao (≥ 1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách tăng hydrat hóa nội sinh (tăng nồng độ của nước), có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra.
-
Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da, do đó cũng được dùng để điều trị một số bệnh nấm ngoài da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hiệp lực làm tróc lớp sừng.
Dược động học
Acid salicylic được hấp thụ dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Liều dùng - cách dùng của Thuốc mỡ Salicylic 5%
Liều dùng
Liều khuyến cáo: Bôi thuốc ngày 2 - 4 lần.
Cách dùng
Rửa sạch vùng da bị bệnh, lau khô. Thuốc mỡ dùng bôi ngoài da.
Xử trí khi quên liều
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Xử trí khi quá liều
- Quá liều salicylic acid với các chế phẩm bôi ngoài da là rất hiếm. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm lú lẫn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, thở nhanh, ù tai, mệt mỏi nghiêm trọng.
-
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Chỉ định của Thuốc mỡ Salicylic 5%
Thuốc mỡ bôi da Salicylic chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
-
Làm bạt sừng, bong vẩy.
-
Chữa vẩy nến, nấm.
Đối tượng sử dụng
Thuốc được dùng cho bệnh nhân đang bị vảy nến, nấm da.
Báo cáo trên đối tượng đặc biệt
Ảnh hưởng của thuốc lên người lái xe và vận hành máy móc
-
Không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai:
-
Acid salicylic có thể được hấp thu toàn thân, nhưng rất ít. Không hạn chế dùng thuốc này cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
-
Không hạn chế dùng thuốc này cho người cho con bú. Tuy nhiên không bôi thuốc vào vùng quanh vú để tránh trẻ nuốt phải thuốc.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
Thường gặp:
-
Kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Ít gặp:
-
Kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.
Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo.
Thận trọng
-
Các chế phẩm của acid salicylic chỉ được dùng ngoài.
-
Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Bảo vệ vùng da xung quanh, tránh vùng da nứt nẻ; Không nên bôi thuốc lên mặt, vùng hậu môn, sinh dục, hoặc trên diện rộng. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều.
-
Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
-
Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi và người đái tháo đường.
Chống chỉ định
Thuốc mỡ bôi da Salicylic chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
-
Người dễ mẫn cảm với salicylat.
-
Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.