Thành phần của Thuốc Febuxotid vk 80
- Febuxostat: 80mg
Phân tích tác dụng thành phần
- Febuxostat: là một dẫn xuất 2-arylthiazol, ức chế chọn lọc enzyme Xanthin oxidase, giúp giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh mà không ảnh hưởng đến các enzyme khác liên quan đến chuyển hóa purin hoặc pyrimidin.
Febuxotid là một lựa chọn hiệu quả trong điều trị tăng acid uric ở bệnh nhân gout
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Febuxotid vk 80
Cách dùng: dùng đường uống.
Liều dùng
- Người lớn (trên 18 tuổi):
- Liều khuyến cáo là 80 mg mỗi ngày, có thể dùng cùng hoặc không cùng thức ăn.
- Nếu sau 2-4 tuần điều trị mà nồng độ acid uric vẫn trên 6 mg/dL (357 pmol/L), có thể tăng lên 120 mg mỗi ngày.
- Mục tiêu điều trị: Giảm và duy trì nồng độ acid uric dưới 6 mg/dL (357 pmol/L) để phòng ngừa cơn gút trong ít nhất 6 tháng. Kiểm tra lại nồng độ sau 2 tuần điều trị.
- Trẻ em: Chưa có thông tin về an toàn và hiệu quả cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Đối tượng khác:
-
- Người già: Không cần điều chỉnh liều.
- Bệnh nhân suy thận nặng: Chưa có đánh giá đầy đủ, không cần điều chỉnh liều ở suy thận nhẹ hoặc trung bình.
- Bệnh nhân suy gan nặng: Liều khuyến cáo là 80 mg cho suy gan nhẹ, dữ liệu cho suy gan trung bình còn hạn chế.
Xử trí khi quên liều: Bổ sung ngay thuốc Febuxotid VK 80 khi nhớ ra. Nếu gần thời gian liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng.
Xử trí khi quá liều: Dù đã có nghiên cứu với liều lên đến 300 mg/ngày mà không thấy độc tính rõ ràng, không nên vượt quá liều khuyến cáo. Cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ nếu có quá liều xảy ra.
Chỉ định của Thuốc Febuxotid vk 80
- Ức chế enzym Xanthin oxidase, giúp giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh.
Đối tượng sử dụng
- Điều trị tăng acid uric máu mãn tính ở bệnh nhân gout.
- Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho những trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
Thường gặp (>1/100)
- Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Cơn gout cấp.
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn.
- Bất thường chức năng gan.
- Rối loạn da: Phát ban.
- Toàn thân: Phù.
Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)
- Rối loạn nội tiết: Tăng hormon kích thích tuyến giáp.
- Rối loạn dinh dưỡng: Bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu, giảm thèm ăn, tăng cân.
- Rối loạn tâm thần: Giảm ham muốn, mất ngủ.
- Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, dị cảm, ngủ gà.
- Rối loạn tim mạch: Rung nhĩ, đánh trống ngực.
- Rối loạn hô hấp: Khó thở, viêm phế quản.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, táo bón.
- Rối loạn da: Viêm da, nổi mề đay, tổn thương da.
- Rối loạn thận: Suy thận, tiểu ra máu.
- Rối loạn sinh dục: Rối loạn cương dương.
- Toàn thân: Mệt mỏi, đau ngực, tăng amylase.
Hiếm gặp (1/10000 < ADR < 1/1000)
- Rối loạn tạo huyết: Giảm 3 dòng tế bào máu.
- Rối loạn miễn dịch: Phản ứng phản vệ.
- Rối loạn thị giác: Nhìn mờ.
- Rối loạn tâm thần: Lo âu.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy, viêm gan.
- Rối loạn da: Hội chứng Stevens-Johnson, phát ban toàn thân nghiêm trọng.
- Rối loạn thận: Viêm thận mô kẽ.
- Toàn thân: Khát nước, tăng đường huyết.
Tương tác thuốc
- Mercaptopurine/Azathioprin: Không khuyến cáo dùng đồng thời do nguy cơ tăng nồng độ và ngộ độc.
- Rosiglitazon (chất nền CYP2C8): Không cần điều chỉnh liều khi dùng chung, vì không ảnh hưởng đến dược động học của rosiglitazon.
- Theophylin: Không có ảnh hưởng đến dược động học của theophylin khi dùng chung với febuxostat 80 mg.
- Naproxen và các chất ức chế glucuronid hóa: Có thể dùng chung mà không cần điều chỉnh liều, nhưng có thể làm tăng nồng độ febuxostat.
- Chất cảm ứng glucuronid hóa: Cần theo dõi nồng độ acid uric khi bắt đầu điều trị với chất cảm ứng glucuronid hóa; ngưng thuốc cảm ứng có thể tăng nồng độ febuxostat.
- Colchicin/Indomethacin/Hydrochlorothiazid/Warfarin: Không cần điều chỉnh liều khi dùng chung với colchicin, indomethacin, hydrochlorothiazid, hoặc warfarin.
- Desipramin (chất nền CYP2D6): Không cần điều chỉnh liều khi sử dụng chung.
- Antacid: Có thể làm chậm hấp thu của febuxostat, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến AUC, nên có thể sử dụng đồng thời.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Febuxotid VK 80 trong các trường hợp sau:
- Không sử dụng Febuxotid cho bệnh nhân đang dùng azathioprin hoặc mercaptopurine.
Thận trọng khi sử dụng Febuxotid VK 80 trong các trường hợp sau:
- Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ biến cố tim mạch.
- Phản ứng dị ứng: Có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson.
- Cơn gout cấp: Nên bắt đầu điều trị sau khi cơn gout cấp đã được kiểm soát.
Khả năng vận hành máy móc thiết bị hay lái xe: Có thể gây chóng mặt, buồn ngủ sau khi sử dụng thuốc.
Thời kỳ mang thai và cho con bú: Không nên dùng do thiếu dữ liệu về an toàn.
Bảo quản
Tránh ánh nắng trực tiếp