Triệu chứng tăng đường huyết và thông tin cần biết

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
06/03/2024 - 939 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dấu hiệu nào để nhận biết các triệu chứng tăng đường huyết? Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu? Xem ngay!

Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết

Tăng đường huyết là hiện tượng lượng glucose trong máu tăng cao bất thường, xuất hiện khi insulin được sản sinh ra không đủ để đưa vào tế bào chuyển hóa thành năng lượng. 

Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người mà các dấu hiệu sẽ khác nhau, các triệu chứng có thể phát triển từ từ, trong vài ngày hoặc vài tuần, thường xuất hiện khi chỉ số tiểu đường cao hơn 200 mg/dl. Những triệu chứng tăng đường huyết cũng rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện ốm vặt thông thường. 

Đi tiểu thường xuyên, khát nhiều

Hàm lượng đường trong máu tăng mà insulin không thể chuyển hóa nó, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn bằng cách đẩy glucose qua đường nước tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Hoạt động quá công suất có thể làm cho thận bị suy giảm chức năng. Đặc biệt, những bệnh nhân tăng đường huyết còn hay đi tiểu vào ban đêm.

Triệu chứng tăng đường huyết

Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng tăng đường huyết

Việc đi tiểu thường xuyên như vậy khiến cho bạn cần phải bù lại lượng nước tương ứng với những gì thải ra. Càng uống nhiều, bạn càng háo nước và nhanh khát, đồng thời miệng cũng trở nên khô hơn. Triệu chứng tăng đường huyết này khá khó phát hiện khi vào mùa nóng.

Người có triệu chứng tăng đường huyết thường hay nhức đầu 

Epinephrine là hooc môn kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu. Norepinephrine vừa là chất dẫn truyền xung thần kinh phổ biến, lại làm tăng và duy trì huyết áp. Khi tăng đường huyết, cộng thêm nồng độ của 2 hooc môn trên quá nhiều sẽ làm co mạch máu trong não, gây ra những cơn nhức, đau đầu.

Thèm ăn 

Không có năng lượng để nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của các tế bào làm bạn thiếu sức sống. Yêu cầu đặt ra là phải ăn vào để bổ sung calo nên khiến người xuất hiện triệu chứng tăng đường huyết này hay xuất hiện cảm giác thèm ăn, đặc biệt là những thực phẩm có vị ngọt.

Người có triệu chứng tăng đường huyết thèm ăn

Người có triệu chứng tăng đường huyết hay xuất hiện cảm giác thèm ăn

Sút cân là dấu hiệu của tăng đường huyết

Đây được xem là triệu chứng tăng đường huyết rất đáng chú ý, insulin không đủ khiến đường từ thức ăn không sinh ra được năng lượng. Điều này buộc các cơ quan muốn hoạt động được phải lấy calo từ mô mỡ tích từ trước đó mà không được bù lại. Cơ thể bạn đột nhiên gầy đi, bị giảm cân trong khi vẫn ăn uống bình thường, thậm chí hay thấy đói. Càng ăn nhiều thì đường trong máu lại càng cao.

Mắt nhìn mờ

Lượng đường trong máu tăng cao buộc cơ thể phải kéo và thải chất lỏng từ các mô. Chất dịch ở mắt rò rỉ vào ống kính, làm cho thủy tinh thể bị sưng lên. Khi đó, chức năng của điểm vàng sẽ bị ảnh hưởng, làm thay đổi hình dạng của ống kính, giảm độ sắc nét của những thứ xung quanh, gây giảm thị lực, mờ mắt hoặc thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Tăng đường huyết làm mắt mờ

Tăng đường huyết có thể làm cho thị lực giảm

Triệu chứng tăng đường huyết bao gồm cảm giác mệt mỏi, yếu cơ

Cơ thể mất nước nhưng uống vào cũng không đáp ứng đủ khiến bạn vô cùng mệt mỏi, thiếu năng lượng không thể làm bất cứ việc gì. Thêm vào đó, việc đi tiểu thường xuyên, hay tiểu đêm làm giấc ngủ không sâu, phải thức giấc nhiều nên chắc chắn sẽ rất uể oải vào hôm sau, ảnh hưởng đến cả nhiều ngày sau đó.

Dễ nhiễm trùng 

Đặc điểm của triệu chứng tăng đường huyết này là người bệnh sẽ thấy xuất hiện vết loét ở lòng bàn chân hay những vết thương trên cơ thể thường lâu lành, đột ngột xuất hiện một số vùng da tối màu. 

Triệu chứng tăng đường huyết: xuất hiện vùng da tối màu

Đột ngột xuất hiện vùng da tối màu là do tăng đường huyết

Tăng đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?

Với những người mắc đái tháo đường, tăng đường huyết đột ngột vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Có thể được biểu hiện thành các triệu chứng:

- Buồn nôn, choáng váng.

- Ngất xỉu, đột quỵ.

- Nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,...

Xét về lâu dài, kể cả chỉ số tiểu đường tăng nhưng không quá cao vẫn có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

Tăng đường huyết đột ngột

Tăng đường huyết đột ngột vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe

Nên làm gì khi có triệu chứng tăng đường huyết?

Điều đầu tiên cần làm khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng tăng đường huyết chính là cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và làm xét nghiệm xem có bị bệnh tiểu đường hay không. Nếu chỉ số đường huyết của bạn tăng quá cao so với mức cho phép thì có thể phải dùng đến thuốc để kiểm soát. Bên cạnh đó, cần kết hợp thực hiện và thay đổi lối sinh hoạt và ăn uống.

  • Chế độ ăn uống

- Bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột và thực phẩm chứa nhiều đường.

- Ăn thành nhiều bữa trong ngày.

- Không nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng bữa.

  • Chế độ tập luyện

- Thời điểm: Sau ăn khoảng 1 - 3 giờ. Nếu chỉ số tiểu đường cao hơn 250 mg/dl thì khuyến cáo không nên tập luyện vì đường huyết có thể tăng cao hơn. 

- Thời gian tập: 30 phút ngày, 3 - 4 ngày/tuần. Nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được bài tập phù hợp và hiệu quả.

Tập luyện ngăn ngừa triệu chứng tăng đường huyết

Duy trì tập luyện để hạn chế các triệu chứng tăng đường huyết

  • Sử dụng thực phẩm chức năng

Xu hướng sử dụng thảo dược có nguồn gốc tự nhiên ngày càng được mọi người tin dùng. Mặc dù không thay thế được thuốc nhưng những sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ ổn định chỉ số tiểu đường, bảo vệ và phòng ngừa những biến chứng do tăng đường huyết gây ra. Một số thực phẩm chức năng bạn có thể tham khảo tại nhà thuốc uy tín hàng đầu Việt Nam - Pharmart.vn như: Gumar Plus, Advanced Glucose,... Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần kết hợp giữa chiết xuất đây thìa canh lá to và Crominex 3+ có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết là Gumar Plus, sản phẩm được đánh giá cao bởi TS Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Vân Anh.

Hộp 120 viên

450.000đ/ hộp
28 đánh giá

Gumar Plus được Đài truyền hình đưa tin về công dụng hiệu quả

Cần chú ý thêm, nếu bạn sử dụng máy đo tiểu đường tại nhà, nên thử kiểm tra khoảng 3 lần mỗi ngày. Nếu không có, hãy tới cơ sở y tế thăm khám 2 tháng 1 lần trong trường hợp đang mắc tiểu đường. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bình thường cần đo chỉ số đường huyết định kỳ 6 tháng 1 lần.

Các triệu chứng tăng đường huyết đột ngột thường xảy ra trong thời gian ngắn, phản ứng nhanh khiến người bệnh không thể lường trước được. Vì thế hãy tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng và tập luyện đưa ra, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường để góp phần hạn chế và ngăn ngừa tối đa các triệu chứng.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan