Top 5 nguyên nhân của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh
-
Mặc định
-
Lớn hơn
Tiểu đường là một bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan như tim mạch, hệ thần kinh, thận,... Vậy nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì và cách phòng tránh như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa có liên quan đến việc đưa glucose vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Bệnh được chia thành 3 dạng bao gồm: đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kì.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến đái tháo đường
Cho đến nay, đái tháo đường type 2 là dạng chủ yếu chiếm đa số và đang ngày càng ra tăng. Nguyên nhân gây ra bệnh này hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã tìm ra được các yếu tố nguy cơ thường gặp ở đa số các bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường
Đái tháo đường type 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ tác động làm tăng tỉ lệ mắc bệnh. Điển hình nhất là các yếu tố có liên quan đến thể trạng, cân nặng, tinh thần. Xã hội hiện đại ngày càng tạo ra các hình thức cung cấp thực phẩm ăn nhanh cùng với áp lực căng thẳng đã dẫn đến số người mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Béo phì
Mức ăn của người bị béo phì khá nhiều vì vậy mà lượng đường hấp thu để duy trì năng lượng cho cơ thể lớn. Thông thường ở những người béo phì, ban đầu khả năng tổng hợp insulin vẫn bình thường, nhưng sau một thời gian, tuyến tụy phải làm việc quá năng suất, số lượng insulin tổng hợp được bị giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose. Vì vậy dễ xuất hiện tình trạng kháng insulin, đường khó vận chuyển vào tế bào để tạo thành năng lượng và gây nên bệnh tiểu đường.
Béo phì là nguyên nhân có thể gây nên bệnh tiểu đường
*Cách phòng tránh
- Có chế độ ăn lành mạnh, sử dụng nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Chọn thực phẩm từ sữa tách béo và thịt nạc. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo và đường.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tăng thời gian vận động trong ngày, sử dụng các bài tập thể lực phù hợp với thể trạng.
Căng thẳng, stress
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y học ở phía Bắc Carolina, Hoa Kỳ: “Mỡ bụng tích tụ nhiều đi kèm với stress thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ”.
Stress lâu ngày có thể dẫn đến đái tháo đường
Bởi khi tinh thần bị căng thẳng, kích động sẽ sinh ra chất được gọi là epinephrine làm kích thích tan mỡ và dư thừa acid béo. Khi cơ thể vận động sẽ cần đến nhiều năng lượng, nhưng thay vì glucose được tiêu hao thì acid béo sẽ được đốt cháy. Lượng đường không được sử dụng bị dư thừa bị tăng lên trong máu và dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường.
*Cách phòng tránh:
- Duy trì lối sống thoải mái, để đầu óc thư giãn, điều chỉnh chế độ giấc ngủ hợp lý, ngủ đủ.
- Sử dụng các liệu pháp cân bằng tâm lý như đọc sách, thiền tịnh, yoga,... để giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi.
Dân văn phòng ít vận động
Nhân viên văn phòng có đặc thù nghề nghiệp là thường xuyên phải ngồi làm việc trước máy tính nhiều giờ đồng hồ, áp lực từ công việc nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều người thường xuyên phải uống nhiều rượu bia để giao thiệp với khách hàng nên rất dễ tích tụ nhiều đường trong máu. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho biết: “Những người làm công việc ít vận động có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường gấp 3 lần những người lao động chân tay”.
Áp lực và việc ngồi nhiều dễ khiến dân văn phòng dễ bị tiểu đường
*Cách phòng tránh:
- Nên vận động nhẹ nhàng sau 1 2 tiếng làm việc căng thẳng, không nên làm việc liên tục để tránh đầu óc căng thẳng.
- Có thể tìm đến các cơ sở luyện tập tăng cường vận động sau giờ làm việc như phòng gym, tập nhảy, yoga,... để tăng vận động, giúp cơ thể không bị đình trệ kéo dài do thời gian ngồi lâu trên văn phòng.
Sỏi thận
Những người bị sỏi thận và tiểu đường đa số có nguyên nhân xuất phát chính từ béo phì. Chức năng hoạt động của thận ở những người này thường bị giảm hơn so với người có tình trạng sức khỏe bình thường. Vì vậy khả năng sản sinh ra insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng bị hạn chế, làm cho người bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường.
Sỏi thận dễ dẫn đến tiểu đường type 2
Theo một nghiên cứu được thực hiện ở những người có độ tuổi trưởng thành ở Đài Loan trong vòng 5 năm, cá nhân có tiền sử mắc sỏi thận được chẩn đoán mắc tiểu đường cao hơn 30% so với người không bị.
*Cách phòng tránh:
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, điều trị sỏi kịp thời.
- Hạn chế đồ uống có cồn, thức ăn nhanh, điều chỉnh dinh dưỡng.
Thịt đỏ làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2
Sử dụng nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội… càng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, khi vào cơ thể cùng với lượng sắt có sẵn gây ra hiện tượng dư thừa, sẽ làm tích tụ trong tụy từ đó ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp insulin, đường trong máu tăng dễ dẫn đến đái tháo đường.
Người hay ăn thịt đỏ có khả năng bị tiểu đường tuýp 2 cao
Trong các thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều chất bảo quản có hại cho cơ thể. Ví dụ như chất có tác dụng làm đặc và ổn định carrageenan sẽ làm cho khả năng dung nạp glucose bị giảm đi, ức chế sự hoạt động và sản sinh insulin. Các chất bảo quản cũng chứa một lượng chất nitrate cũng làm tăng nguy cơ kháng insulin. Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu trong 4 năm và phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn lên đến 48%.
*Cách phòng tránh:
- Không nên ăn quá 3 - 5 lạng thịt đỏ mỗi tuần, không nên kiêng hoàn toàn để tránh thiếu chất.
- Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn từ thịt đỏ.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Ngoài những yếu tố nguy cơ chủ yếu trên, bệnh đái tháo đường còn có thể bị tác động bởi một số yếu tố khác như ngủ không đủ giấc, buồng trứng đa nang, những người hay ngáy ngủ, bỏ bữa ăn sáng, giờ giấc sinh hoạt không ổn định,...
Các sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Nắm được các nguyên nhân gây nên đái tháo đường và cách phòng tránh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh việc phòng ngừa được gợi ý ở trên, nếu đi khám bác sĩ chẩn đoán bạn mắc đái tháo đường thì có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị tiểu đường có thành phần kết hợp giữa thảo dược và dược chất như: Gumar Plus, Blood Sugar Control, Advanced Glucose,...
Cô Mai bị tiền tiểu đường và đã kiểm soát tốt bệnh nhờ Gumar Plus
Trong đó, Gumar Plus là viên uống tiểu đường có thành phần chứa dây thìa canh lá to và hợp chất Crominex 3+ giúp hỗ trợ điều hòa chỉ số đường huyết hiệu quả. Viên uống Gumar Plus được đánh giá cao bởi rất nhiều chuyên gia đầu ngành, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Y học cổ truyền Việt Nam.
Để được tư vấn và hỗ trợ tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi - đội ngũ Dược sĩ, Bác sĩ giàu kinh nghiệm tại nhà thuốc Pharmart.vn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 6505 hoặc đến ngay cơ sở 22 Khâm Thiên, Hà Nội để được thăm khám miễn phí và đặt mua các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường tốt nhất.
(Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn trực tiếp)
Pharmart.vn tổng hợp
Ảnh: Sưu tầm internet
- Vận chuyển toàn quốc
- Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
- Sản phẩm chính hãng 100%