Tổng hợp những điều nam giới cần biết về suy giảm Testosterone

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
20/04/2024 - 142 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Testosterone là một hormone quyền lực, có vai trò quan trọng trong đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của phái mạnh. Chính vì thế, sự suy giảm Testosterone luôn là mối bận tâm hàng đầu của cánh mày râu. Dưới đây là tổng hợp những thông tin nam giới cần biết về suy giảm Testosterone. 

Suy giảm Testosterone là gì?

Suy giảm testosterone là tình trạng nồng độ testosterone trong máu thấp dưới mức bình thường ở nam giới trưởng thành. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), suy giảm testosterone được chẩn đoán khi nồng độ testosterone trong máu thấp hơn 300 nanogam trên mỗi decilit (ng/dL). 

Nam giới cần nắm được ngưỡng suy giảm TestosteroneNam giới cần nắm được ngưỡng suy giảm Testosterone

 

Suy giảm Testosterone ở độ tuổi nào là chủ yếu? 

Giảm testosterone thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên và cao tuổi. Nồng độ testosterone trong máu tự nhiên giảm dần theo tuổi tác, bắt đầu từ độ tuổi 30 và tiếp tục giảm khoảng 1-2% mỗi năm, chỉ còn khoảng 70% ở độ tuổi 50 và 50% ở độ tuổi 70. Do đó, suy giảm testosterone là một phần bình thường của quá trình lão hóa.

 

Nguyên nhân gây giảm Testosterone ở nam giới

Ngoài yếu tố tuổi tác thì có nhiều nguyên nhân suy giảm testosterone ở phái mạnh, một số nguyên nhân chính là:

  • Stress, căng thẳng: khi căng thẳng và chịu nhiều áp lực, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất cortisol, adrenalin và sử dụng nhiều testosterone hơn để đáp ứng với các căng thẳng dẫn đến giảm nồng độ testosterone trong máu. 

Làm việc căng thẳng quá độ khiến nam giới suy giảm nội tiết tố

Làm việc căng thẳng quá độ khiến nam giới suy giảm nội tiết tố

  • Lạm dụng tình dục: việc quan hệ tình dục thiếu điều độ sẽ làm giảm nồng độ testosterone, dẫn đến các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại, môi trường ô nhiễm: các chất độc hại như khói bụi, thuốc trừ sâu, nicotin trong thuốc lá, … gây tổn thương tinh hoàn, là một nguyên nhân suy giảm testosterone ở nam giới. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: các thuốc điều trị như thuốc an thần, thuốc trị viêm loét dạ dày, khớp, … làm giảm lượng testosterone trong cơ thể nam giới, giảm khả năng tình dục.  
  • Mắc một số bệnh lý: tiểu đường, béo phì, thừa cân, huyết áp cao, suy thận, … là những bệnh lý gây giảm nồng độ testosterone ở nam giới xuống dưới mức bình thường.

Béo phì dễ gây giảm lượng Testosterone nam giới

Béo phì dễ gây giảm lượng Testosterone nam giới

  • Sinh hoạt không khoa học: lối sống, chế độ ăn uống, vận động không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố nam, dẫn đến nồng độ testosterone trong cơ thể thấp.

 

11 dấu hiệu nhận biết suy giảm Testosterone

Dưới đây là những dấu hiệu suy giảm testosterone mà bạn nên biết để có thể phòng tránh.

Giảm ham muốn tình dục

Testosterone là hormone sinh dục chính của nam giới, có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm tạo ham muốn tình dục. Khi nồng độ testosterone trong cơ thể bị suy giảm sẽ kéo theo sự giảm ham muốn ở phái mạnh, không còn hứng thú và lảng tránh chuyện ân ái.

Rối loạn cương dương

Bên cạnh tạo ra ham muốn tình dục của nam giới, testosterone còn cần thiết cho việc phát triển và duy trì sự cương cứng. Khi nồng độ hormone này giảm xuống, nam giới sẽ gặp khó có thể đạt được sự cương cứng trong khi quan hệ và cương cứng tự phát trong khi ngủ.

Ít tinh dịch

Testosterone có vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất tinh dịch. Khi nam giới gặp phải tình trạng nồng độ testosterone thấp thì sẽ gặp các vấn đề về sản xuất tinh dịch như giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, từ đó làm giảm khả năng sinh sản ở phái mạnh.

Giảm Testosterone khiến số lượng tinh trùng giảm đáng kể

Giảm Testosterone khiến số lượng tinh trùng giảm đáng kể

Teo tinh hoàn

Tinh hoàn cần testosterone để có thể phát triển và hoạt động bình thường. Nếu nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống, tinh hoàn sẽ bị teo lại so với bình thường, thậm chí có thể bị mất cân đối.

Giảm khối lượng cơ bắp 

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, testosterone giúp làm tăng khối lượng cơ và duy trì sự săn chắc của cơ bắp nên khi nồng độ hormone nam này giảm xuống thì các khối cơ sẽ trở nên lỏng lẻo và kém săn chắc.

Thiếu máu

Testosterone có vai trò quan trọng trong việc kích thích tủy xương tạo máu, tăng hồng cầu và bạch cầu. Đã nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở những người có nồng độ testosterone thấp thì đều có nguy cơ thiếu máu cao.

Thiếu máu làm tăng nguy cơ giảm lượng Testosterone nội sinh

Thiếu máu làm tăng nguy cơ giảm lượng Testosterone nội sinh

Yếu xương

Nồng độ testosterone suy giảm sẽ dẫn đến giảm khối lượng xương do testosterone giúp sản sinh và củng cố xương. Do vậy, ở những người bị có nồng độ testosterone thấp thường có mật độ xương thấp, dễ bị gãy xương hơn.

Rụng tóc

Ở những người đàn ông có nồng độ testosterone thấp thường xuyên bị rụng tóc, lông vì testosterone có tác động đến hệ mao da giúp lông tóc phát triển.

Tâm trạng không ổn định

Nam giới có nội tiết tố thấp thường dễ thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu kỉnh, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Giảm khả năng ghi nhớ

Một nghiên cứu thuộc Đại học Monash (Australia) đã chỉ ra Testosterone giúp bảo vệ các neuron thần kinh và đưa oxy đến não nhiều hơn. Vì vậy khi nồng độ testosterone giảm, khả năng nhận thức và trí nhớ của nam giới cũng suy giảm theo.

Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng và không muốn vận động cũng là một dấu hiệu giảm testosterone ở phái mạnh mà bạn cần chú ý.

 

Xét nghiệm chẩn đoán suy giảm testosterone

Khi bạn gặp những dấu hiệu trên thì bạn nên đi xét nghiệm để chẩn đoán có phải suy giảm testosterone không để có hướng điều trị phù hợp.

Cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán mức suy giảm hormon nam

Cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán mức suy giảm hormon nam

Xét nghiệm chẩn đoán suy giảm testosterone là xét nghiệm đo nồng độ testosterone trong máu, được thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch ở cánh tay. Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng, trước khi ăn. 

Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên tránh tập thể dục, uống rượu bia và sử dụng các sản phẩm có chứa testosterone trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm. Giá của xét nghiệm suy giảm testosterone có thể dao động từ 120.000 - 300.000 đồng tùy thuộc vào cơ sở y tế và loại xét nghiệm được thực hiện.  

 

Suy giảm testosterone có chữa được không?

Suy giảm testosterone có chữa được không là câu hỏi được các đấng mày râu đặt ra khá nhiều. Dưới đây là một vài biện pháp giúp điều trị giảm testosterone ở nam giới.

Liệu pháp bổ sung Testosterone 

Trong trường hợp giảm testosterone không do bệnh lý tiềm ẩn, việc điều trị bằng liệu pháp bổ sung testosterone có thể giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của nam giới. Liệu pháp này có thể giúp cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, khó cương dương và giảm khối lượng cơ bắp.

Sử dụng thực phẩm chức năng 

Bên cạnh liệu pháp bổ sung testosterone thì bạn có thể dùng các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

  • Testosterone booster: là một dòng sản phẩm sinh lý nam giới đến từ Mỹ, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm chức năng sinh lý, tăng cường ham muốn.
  • Sâm kỳ vương: giúp hỗ trợ tăng cường testosterone, phù hợp với nam giới có chức năng sinh lý bị suy giảm.
  • Golden men: là một sản phẩm giúp bổ thận, tăng cường sinh lực, cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới.
  • Oyster plus: có thành phần chính là chiết xuất tinh chất hàu, hỗ trợ tăng cường sinh lực và kích thích sản xuất hormone nam tự nhiên.
  • Vitality Declaration Supplement Orihiro: một sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản, hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới.

Sử dụng TPCN giúp tăng cường sản xuất Testosterone, cải thiện sinh lý

Sử dụng TPCN giúp tăng cường sản xuất Testosterone, cải thiện sinh lý

Testosterone Booster (60 viên)

590.000đ
610.000đ/ hộp
30 đánh giá
 

 

Cách phòng ngừa suy giảm testosterone 

Việc phòng ngừa suy giảm nồng độ testosterone ở nam giới là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa suy giảm testosterone:

  • Chế độ ăn uống khoa học: duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ uống có đường và chất béo bão hòa.
  • Tập thể thể dục thể thao đều đặn: tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Các bài tập thể dục tốt cho việc sản xuất testosterone bao gồm tập tạ, tập cardio và tập yoga.
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích: giảm thiểu rượu bia, các chất kích thích, tránh hút thuốc lá để tránh làm giảm nồng độ testosterone.
  • Sắp xếp công việc hợp lý: cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hiệu quả, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, có thể giảm căng thẳng bằng các hoạt động như tập thể dục, yoga, thiền hoặc dành thời gian cho người thân.
  • Sinh hoạt tình dục điều độ: sinh hoạt tình dục quá độ là một nguyên nhân gây giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Do đó, sinh hoạt tình dục điều độ là cách giúp tăng cường sức khỏe và giữ cho nồng độ testosterone ở mức ổn định.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm giảm testosterone: các sản phẩm có chứa đậu nành hay những thực phẩm chế biến sẵn đều có thể làm giảm nồng độ testosterone. Vì vậy, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm này để hạn chế tình trạng giảm testosterone.

Testosterone là một hormone quan trọng đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Do đó, khi có dấu hiệu hoặc những triệu chứng nào của giảm nồng độ testosterone ở nam giới, bạn nên đến các bệnh viện để xét nghiệm nếu cần thiết. Hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết này sẽ giúp các quý ông luôn khỏe mạnh và phong độ.

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan