Testosteron là gì? Tại sao cơ thể cần testosteron?
-
Mặc định
-
Lớn hơn
Được nhắc tới là một hormon giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, vậy testosteron là gì mà cơ thể lại cần đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Testosterone là gì?
Testosteron thường được gọi là hormone (hoocmon - nội tiết tố) “nam”, bởi nó tạo nên các đặc điểm nam tính của cơ thể như: làm giọng nói trầm và dày hơn, tăng cường sự phát triển cơ bắp hay lông mu và lông cơ thể… Tuy nhiên, cả nam giới và nữ giới đều có thể sản xuất ra loại nội tiết tố này.
Một tuyến yên nhỏ ở đáy não sẽ truyền tín hiệu đến cơ quan sản xuất testosteron và sau đó hormon sẽ lưu thông trong máu tới toàn bộ cơ thể. Phần lớn 95% testosteron được sản xuất ở tinh hoàn của nam giới và buồng trứng ở nữ giới, một phần nhỏ còn lại được sản xuất tại tuyến thượng thận (nằm ở trên thận) ở cả hai giới.
Testosteron thường bị “hiểu nhầm” rằng chỉ có ở nam giới.
Đàn ông có lượng testosteron trong cơ thể cao hơn phụ nữ, bởi đây là nội tiết tố chính tham gia và quyết định chức năng sinh sản ở nam giới. Tuy nhiên, ở cả hai giới, dù ít hay nhiều, nếu nồng độ testosteron mất cân bằng thì các triệu chứng đều có thể xảy ra và gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Vai trò của testosterone ở nam và nữ giới
Ở nam giới, testosterone chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động quan trọng đối với cơ thể trong suốt cuộc đời. Nó giúp phát triển, hoàn thiện và duy trì các đặc điểm của nam giới (lông tóc, cơ bắp, xương…), đặc biệt là cơ quan sinh sản nam (dương vật và tinh hoàn) ngay từ khi hình thành thai nhi cho tới dậy thì và trưởng thành.
Được coi là hormon kích thích tuổi dậy thì, testosterone chịu trách nhiệm:
- Thay đổi giọng nói trầm và dày hơn, hay còn gọi là “vỡ giọng”.
- Phát triển của lông mặt, lông mu và cơ thể.
- Phát triển hệ cơ bắp và xương khớp.
- Phát triển của dương vật và tinh hoàn, tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng và kích thích ham muốn tình dục.
Ở nữ giới, mặc dù chỉ có một lượng nhỏ nhưng testosterone cũng giúp tiết ra các hormon quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và góp phần làm tăng cường ham muốn tình dục.
Đối với phụ nữ, testosteron rất quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, testosterone cũng đóng một số vai trò khác ở cả hai giới, ví dụ như:
- Kích thích cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới.
- Ảnh hưởng đến mật độ xương và duy trì sự chắc khỏe của hệ xương.
- Ảnh hưởng đến khả năng tư duy, tâm trạng và trí nhớ.
- Quyết định sự phân bố mỡ và cơ bắp toàn cơ thể.
Nguyên nhân gây mất cân bằng testosteron và triệu chứng
Như đã nói ở trên, testosteron có liên quan mật thiết đến chức năng sinh sản ở cả hai giới, vì vậy khi nồng độ hormon testosteron mất cân bằng đều gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Suy giảm testosteron
Ở cả hai giới, khi nồng độ nội tiết tố testosteron suy giảm đều có thể gây ra những thay đổi về tâm trạng như: luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung, trí nhớ kém,...
Giảm testosterone ở nam giới thường có những triệu chứng biểu hiện rõ rệt như:
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn cương dương.
- Chất lượng và mật độ tinh trùng giảm.
- Tăng cân, tỷ lệ mỡ cơ thể tăng.
- Hệ cơ bắp và xương khớp yếu.
- Lông tóc dễ rụng và mất dần.
Nồng độ testosteron suy giảm là vấn đề đáng lo ngại ở cả hai giới, đặc biệt là nam giới.
Những nguyên nhân có thể gây ra sự suy giảm testosterone ở nam giới bao gồm:
- Một số bệnh mãn tính và thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tới nồng độ testosteron như: bệnh tiểu đường, huyết áp, trầm cảm…
- Bệnh di truyền, bao gồm hội chứng Klinefelter, Kallman hoặc Prader-Willi.
- Cơ quan sản xuất ra testosteron bị tổn thương hoặc có bệnh lý.
- Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không khoa học, quan hệ tình dục không điều độ… đây là nguyên nhân thường gặp gây suy giảm testosterone ở người trẻ.
Đối với phụ nữ, nồng độ testosteron thấp có thể dẫn đến: giảm ham muốn tình dục, gây “khô hạn”, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt (vô kinh). Nguyên nhân có thể do: sử dụng thuốc tránh thai lâu dài, suy buồng trứng hoặc cắt bỏ cả hai buồng trứng…
Dư thừa testosterone
Mặc dù nồng độ testosteron cao tốt cho sức khỏe của nam giới, nhưng nếu nó ở mức quá cao và dư thừa cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như: gây dậy thì sớm ở trẻ em nam, kích thích thần kinh gây hung hăng, dễ kích động…
Nguyên nhân gây dư thừa testosterone ở nam giới có thể do:
- Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
- Nam giới sử dụng steroid để tăng khối lượng cơ bắp.
- Nam giới có khối u tinh hoàn hoặc mắc bệnh tuyến thượng thận.
Phụ nữ có testosterone cao thường có những biểu hiện rõ rệt và dễ nhận biết hơn, ví dụ như: rậm lông, giọng nói trầm, cơ bắp phát triển… Những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng này có thể do hội chứng buồng trứng đa nang, có các khối u ở buồng trứng, tuyến thượng thận hoặc cũng có thể do sử dụng steroid.
Ngoài ra, sử dụng một số thuốc: chống co giật, an thần, Clomiphene,... cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng testosteron ở cả hai giới.
Phụ nữ dư thừa testosteron có cơ bắp phát triển mạnh.
Nồng độ testosterone thay đổi như thế nào theo độ tuổi?
Nồng độ testosterone của đàn ông thường sẽ đạt đỉnh điểm ở độ tuổi từ 20 đến 30. Sau thời gian này, chúng sẽ giảm dần khoảng 1% mỗi năm từ tuổi 30 đến 40. Do đó, suy giảm testosterone phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi. Điều này giải thích một số thay đổi liên quan đến tuổi tác ở nam giới, chẳng hạn như: giảm khối lượng cơ bắp, sức khỏe xương khớp, râu tóc thưa…
Mức testosterone của phụ nữ đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 20 và sau đó bắt đầu giảm dần. Khi một người phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh, buồng trứng và tuyến thượng thận của phụ nữ sẽ tạo ra ít testosterone hơn, chỉ bằng một nửa so với thời kỳ đỉnh cao. Mặc dù vậy nhưng testosreron lại không gây ra những thay đổi liên quan đến tuổi tác ở phụ nữ.
Làm thế nào để duy trì nồng độ testosteron?
Điều trị nguyên nhân làm nồng độ testosterone cao hoặc thấp có thể giúp khắc phục tình trạng và duy trì ổn định nồng độ testosteron. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân gây mất cân bằng testosterone. Phần lớn, chỉ có các phương pháp giúp làm tăng nồng độ testosteron, ví dụ như:
- Tiêm bổ sung hormone testosteron.
- Sử dụng thuốc tăng testosterone nam.
- Liệu pháp thay thế testosteron (TRT).
Sử dụng thực phẩm bổ sung tăng testosteron là sự lựa chọn của nhiều nam giới tuổi trung niên
Ngoài các phương pháp được chỉ định nêu trên, việc duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp duy trì mức testosterone ổn định, bằng cách:
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, nhiều calo.
- Ngủ đủ giấc từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
- Ăn những thực phẩm tăng testosteron như: protein, trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần.
- Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Một số nam giới khi vào tuổi trung niên có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng tăng testosterone để hỗ trợ, tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm hoặc liên hệ với dược sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu “Testosterone là gì” và vì sao cơ thể lại cần chúng. Để được giải đáp thêm thông tin về hormone testosteron và tư vấn cách tăng testosteron nam, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 6505 để được tư vấn và đặt hàng nhanh nhất. Đội ngũ Bác sĩ, Dược sỹ chắc chuyên môn, giàu kinh nghiệm của Hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi vấn đề về sức khỏe.
- Vận chuyển toàn quốc
- Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
- Sản phẩm chính hãng 100%