Loét bàn chân ở người tiểu đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
07/03/2024 - 417 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Loét bàn chân là một trong những biến chứng khá phổ biến ở người bị bệnh tiểu đường. Vậy, nguyên nhân nào xảy ra loét bàn chân khi bị tiểu đường và làm thế nào để có thể phòng tránh biến chứng này? Đọc ngay thông tin trong bài viết dưới đây.

Tại sao tiểu đường gây loét bàn chân?

Loét bàn chân ở người bị tiểu đường thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính sau đây:

Đường huyết trong máu cao gây ra bệnh động mạch ngoại biên

Nguyên nhân đầu tiên gây loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là do nồng độ đường trong máu quá cao. Đây là trường hợp khi người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, khiến nồng độ glucose trong máu tăng lên gây ảnh hưởng đến các mạch máu trong cơ thể. Khi những mạch máu bị xơ cứng lại, lòng mạch sẽ dần trở nên dày và hẹp hơn. Về lâu về lâu về dài, ở các mạch máu có thể hình thành các mảng xơ vữa cản trở quá trình lưu thông máu tại lòng mạch. 

Trường hợp động mạch ngoại biên của bệnh nhân bị tiểu đường bị xơ vữa thì lượng máu truyền đến các chi sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, lượng oxi và chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng không còn được vận chuyển nhiều đến các chi. Điều này sẽ khiến khả năng miễn dịch và tự phục hồi của cơ thể yếu đi, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây ra tình trạng lở loét ở bàn chân. 

 Loét bàn chân gây bệnh động mạch ngoại biên

Đường huyết cao gây ra các bệnh động mạch ngoại biên

Ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên gây ra loét bàn chân khi tiểu đường

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng loét bàn chân ở người tiểu đường chính là do lượng đường trong máu lên cao. Khi lượng đường trong máu lên cao sẽ tác động tiêu cực đến các dây thần kinh ngoại biên. Các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ khiến bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cảm giác. Ban đầu, người bệnh có thể cảm thấy bỏng rát, nhưng về sau sẽ không còn cảm giác gì nữa. Vì vậy, khi bi thương ở bàn chân người bệnh hoàn toàn không thấy bị đau hay có cảm giác mình bị thương. 

Trường hợp người tiểu đường bị loét bàn chân nhưng không được xử lý kịp thời có thể khiến vết thương nặng dần và khó chữa lành. Đây cũng là một nguyên nhân bệnh tiểu đường khiến nhiều bệnh nhân phải cắt cụt chi vì tình trạng loét bàn chân diễn biến nặng, đến khi phát hiện đã không thể chữa khỏi. 

 Loét bàn chân ở người tiểu đường

Người tiểu đường mất cảm giác đau ở bàn chân

Hệ thống miễn dịch suy yếu 

Thông thường, khi bị tiểu đường, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy yếu, làm giảm khả năng bảo vệ của các tế bào bạch cầu và làm chậm quá trình tự phục hồi của cơ thể.  Bởi vậy việc loét bàn chân ở người tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng, lở loét và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. 

Cách phòng tránh bị loét bàn chân tiểu đường 

Loét bàn chân ở người tiểu đường là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp và khá nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường cũng có thể phòng tránh những biến chứng này nếu tuân thủ những điều dưới đây: 

  • Vệ sinh chân sạch sẽ: Người bệnh cần thực hiện rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng, lau khô chân sau khi rửa đặc biệt là phần kẽ chân. Lưu ý tuyệt đối không ngâm chân lâu trong nước. 
  • Kiểm tra chân thường xuyên: Vì lượng đường huyết tác động tiêu cực đến dây thần kinh ngoại biên khiến người bệnh có thể mất cảm giác đau, nên người bị tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra chân để xem có xuất hiện vết thương hay tình trạng loét bàn chân hay không. Nếu có thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

kiểm tra chân của người bệnh tiểu đường 

Cần thường xuyên kiểm tra chân người tiểu đường xuyên

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày: Nếu da bàn chân bạn gặp tình trạng khô, nứt nẻ thì bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm vùng dưới bàn chân để làn da mềm mại hơn. Tuy nhiên bạn không nên bôi kem vào khu vực các kẽ chân vì đây là nơi rất dễ chảy mồ hôi. 
  • Lựa chọn đôi giày phù hợp với bản thân: Một đôi giày vừa vặn không quá chật sẽ khiến bàn chân bạn thoải mái và không bị cọ xát vào giày gây xước da. Khi sử dụng giày, bạn cũng cần lưu ý giặt giày và tất thường xuyên để không tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sôi. 
  • Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định: Một giải pháp quan trọng nhất để phòng trạng loét bàn chân ở người tiểu đường chính là ổn đường đường huyết. Để làm được việc này, người tiểu đường cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện cũng như nghỉ ngơi hợp lý. 

Đó chính là các cách phòng tránh biến chứng loét bàn chân thường gặp ở người tiểu đường. 

Cách điều trị khi bị loét bàn chân do tiểu đường

Trong trường hợp phát hiện được tình trạng loét bàn chân do tiểu đường, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được điều trị và can thiệp kịp thời. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc và kết hợp chăm sóc vết loét tại nhà.

Sử dụng thuốc hoặc can thiệp y khoa 

Những trường hợp nhiễm trùng hoặc lở loét nhẹ, bác sĩ có thể kê cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Những loại thuốc kháng sinh phổ biến thường được sử dụng như: Cephalexin, amoxicillin với clavulanate kali, moxifloxacin,....

Bên cạnh đó, với những trường hợp bị nhiễm trùng hoặc lở loét nặng, không thể sử dụng được thuốc kháng sinh để chữa, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng cách biện pháp y khoa như phẫu thuật loại bỏ mô, hoặc cắt cụt khu vực bị loét để bảo đảm an toàn cho người tiểu đường. 

 vết loét bàn chân ở người tiểu đường

Những vết loét thường gặp ở người bị tiểu đường 

Chăm sóc vết loét bàn chân ở người tiểu đường 

Với những trường hợp loét bàn chân nhẹ ở người tiểu đường, bạn cần thực hiện chăm sóc vết loét theo những bước sau đây để không bị lây lan sang các vùng da xung quanh: 

  • Bước 1: Vệ sinh vết loét

- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh vết loét thật sạch.

- Nếu trong vết thương có dị vật, bạn dùng nhíp đã khử trùng để gặp bỏ dị vật ra ngoài, tránh để nhiễm trùng. 

  • Bước 2: Bôi thuốc sát trùng vào vết loét 

- Rửa sạch tay bằng cồn sát khuẩn hoặc xà phòng.

- Dùng thuốc mỡ sát trùng để bôi lên vết loét.

  • Bước 3: Băng vết thương 

- Dùng vải gạc băng vết thương thật cẩn thận, hạn chế để vết loét tiếp xúc với môi trường. 

- Mỗi ngày thay bằng ít nhất 2 lần hoặc nên thay khi thấy băng bị ước do dịch chảy từ vết loét. 

chăm sóc vết loét bàn chân ở người tiểu đường 

Chăm sóc vết loét bàn chân ở người tiểu đường 

Mỗi lần thay bằng, bạn lặp lại đầy đủ 3 bước trên để tránh làm vết thương nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc vết loét bàn chân, người bị tiểu đường vẫn cần thực hiện đầy đủ việc vệ sinh sạch sẽ, duy trì kiểm tra bàn chân cũng như ổn định đường huyết để vết loét không bị nặng hơn. 

Để duy trì lượng đường huyết ổn định cho người bị bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần từ thiên nhiên, không gây ra tác dụng phụ để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Một số sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường được nhiều người tin dùng tại hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn là: Gumar Plus, Advanced Glucose, Blood Sugar Control,... Trong đó, viên uống tiểu đường Gumar Plus được bào chế từ chiết xuất dây thìa canh lá to kết hợp công nghệ Crominex được đánh giá có hiệu quả vượt trội trên người bệnh tiểu đường.

Hộp 120 viên

450.000đ/ hộp
28 đánh giá

Đó là những sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt và được nhiều bệnh nhân sử dụng. Người bị tiểu đường cần duy trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo khuyến cáo từ nhà sản xuất để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tránh gây ra biến chứng loét bàn chân ở người tiểu đường. 

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan