Hướng dẫn phân loại đái tháo đường

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
17/07/2023 - 1258 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một dạng rối loạn mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể vẫn tạo ra insulin nhưng không sử dụng được hay còn gọi là bất hoạt insulin.

Phân loại đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có mấy loại?

Phân loại đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là bệnh tiểu đường hay gặp ở người trẻ. Bệnh đái tháo đường type 1 gây ra do tế bào beta tuyến tụy không sản xuất insulin. Trong cơ thể của người bình thường khỏe mạnh, Insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi cơ thể không sản xuất insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các biến chứng xấu cho cơ thể. 

Xét nghiệm bệnh tiểu đường type 1

Chỉ số HbA1c đánh giá bệnh tiểu đường

Bác sĩ có thể chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 thông qua các xét nghiệm máu sau:

  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)

Phân loại đái tháo đường type 2

Người bệnh mắc đái tháo đường type 2 là khi cơ thể không tự tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Nếu không có insulin dẫn glucose để nạp năng lượng vào các tế bào, tình trạng quá tải glucose tích tụ trong máu là chính nguyên nhân gây tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu ngày càng cao sẽ gây ảnh hưởng và biến chứng xấu cho cơ thể.

Xét nghiệm đái tháo đường type 2

Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường type 2

Dựa trên các xét nghiệm sau đây, bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có bị đái tháo đường type 2 hay không:

  • Đo đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm dung nạp glucose
  • Xét nghiệm hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)

Đái tháo đường thai kỳ 

Đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào nhưng phổ biến nhất đó là vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi khả năng dung nạp đường huyết bị rối loạn, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao quá mức quy định đối với sản phụ trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Vì vậy, chủ động tầm soát và phòng ngừa sẽ giúp thai phụ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. 

Tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Những thai phụ có nguy cao mắc ĐTĐ như: trên 35 tuổi, bị thừa cân, sinh con nặng hơn 4kg, gia đình có người mắc ĐTĐ, thai chết lưu, buồng trứng đa nang thì nên xét nghiệm chẩn đoán bệnh ĐTĐ thai kỳ từ lần khám thai đầu tiên. Các xét nghiệm trong 3 tháng đầu sẽ áp dụng các tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường như người bình thường (bỏ tiêu chuẩn về chỉ số HbA1C).

Ở tuần thứ 24 - 28 thai kỳ, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó.

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ trong khoảng 4 – 12 tuần sau sinh (áp dụng các tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ như người bình thường).

Ở phụ nữ đã mắc tiểu đường thai kỳ thì nên xét nghiệm để tầm soát và phòng ngừa tái phát của đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ít nhất 3 năm/lần.

Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ – Đái tháo đường thứ phát 

Bệnh đái tháo đường thứ phát xuất hiện khi cơ thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về nội tiết, bệnh lý tuyến tụy hoặc do các tác dụng phụ của thuốc. Cũng tương tự như các loại bệnh tiểu đường khác, khi cơ thể mắc tiểu đường thứ phát, chỉ số tiểu đường và chỉ số HbA1C trong cơ thể sẽ tăng cao.

Nguyên nhân gây đái tháo đường thứ phát

Tiểu đường thứ phát do nguyên nhân nào gây ra?

Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm thì sau thời gian điều trị, tiểu đường thứ phát và các yếu tố nguy cơ sẽ biến mất.  Ngược lại, nếu bệnh được phát hiện muộn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn đó là tiểu đường thứ phát sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường mãn tính. Dưới đây là những nguyên nhân mắc đái tháo đường thứ phát:

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc chứa thành phần kháng insulin: Thuốc tránh thai, thuốc điều trị huyết áp, Thuốc chứa glucocorticoid,.... khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao, gây ra bệnh tiểu đường thứ phát.

Rối loạn nội tiết tố

Một số rối loạn nội tiết tố như u tụy, cường giáp, thay đổi hormone khi mang thai ở nữ giới,...... khiến cho cơ thể sản sinh nhiều chất làm suy giảm chức năng của tuyến tụy, kháng insulin. 

Tuyến tụy bị tổn thương

Bệnh nhân mắc viêm tụy cấp, viêm tụy mãn tính,… bị ức chế hoạt động của các tế bào beta, cơ thể sẽ không sản sinh đủ lượng insulin để tổng hợp đường. Trường hợp nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể dẫn đến mất khả năng tiết insulin khiến người bệnh có thể mắc tiểu đường type 1.

Bệnh lý liên quan về gan

Bệnh nhân viêm gan, gan nhiễm mỡ… sẽ không thể tổng hợp glucose như người bình thường, khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, nếu kết hợp dùng thuốc điều trị bệnh gan cũng dễ gây tác dụng phụ gây tiểu đường thứ phát. 

Chủ động tìm hiểu thông tin về tiểu đường để nâng cao nhận thức kiểm soát và phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo những thông tin về thực đơn dành cho người tiểu đường, cách xây dựng lối sống khoa học, các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiểu đường.

Một số thực phẩm chức năng tại Hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn được nhiều khách hàng tin dùng và cho kết quả rất khả quan như: Gumar Plus, Advanced Glucose, BoniDiabet,... Viên uống Gumar Plus có thành phần từ dây thìa canh và quả me rừng đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả tốt trong việc giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng.

Để được tư vấn về sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường nhanh nhất, người bệnh có thể truy cập https://www.pharmart.vn/ hoặc liên hệ theo số điện thoại: 19006505.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan