Đái tháo đường type 2: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
05/03/2024 - 4163 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tại Việt Nam, hiện có tới khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường, trong đó 90 - 95 % là đái tháo đường type 2. Vậy nguyên nhân tác động và cách phòng tránh tiểu đường tuýp 2 như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây. 

Bệnh đái tháo đường type 2 là gì ?

Người bị tiểu đường là những người có hàm lượng đường trong máu cao hơn so với mức quy định. Bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Insulin là hormon duy nhất có khả năng làm hạ đường máu. Khi mắc tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn có khả năng sản sinh ra insulin như bình thường nhưng insulin đó lại không chuyển hóa được glucose thành năng lượng. Cơ thể càng cố gắng sản sinh ra insulin thì chức năng đó lại càng bị suy giảm nhanh chóng.

đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa carbohydrate

 

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 

Biết được những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp bạn có thể phòng tránh và ngăn ngừa khả năng xuất hiện tiểu đường type 2. 

- Cân nặng: Việc thừa cân và béo phì đồng nghĩa với việc lượng mỡ ở bụng của bạn cũng nhiều hơn. Lượng thức ăn đưa vào trong cơ thể càng lớn, điều đó càng đòi hỏi tuyến tụy phải tiết nhiều insulin hơn để chuyển hóa nó và hoạt động nhiều có thể khiến khả năng tổng hợp insulin ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cơ thể càng nhiều mỡ thừa lại càng có nhiều tế bào kháng insulin. 

- Lười vận động: Nếu không tập luyện đều đặn, các chất dinh dưỡng khi vào trong cơ thể bạn không được giải phóng mà sẽ tích trữ dưới dạng mỡ và khó có thể kiểm soát được cân nặng của mình. Việc này làm cho nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường loại 2 càng cao hơn. 

- Tiền sử gia đình: Nếu những người thân trong gia đình bạn như bố mẹ, ông bà hay anh em có tiền sử bị đái tháo đường thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn so với những người trong gia đình không có ai bị bệnh.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2

- Chủng tộc: Trưởng khoa Nội tiết tại Trung tâm Y tế Đại học Tulane, Hoa Kỳ cho biết: Một số dân tộc cụ thể có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn cao hơn như người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn còn phức tạp và chưa có nghiên cứu nào đầy đủ. 

- Tuổi tác: Bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu xuất hiện ở những người có độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là từ 45 - 65. Ở độ tuổi này, các cơ thường có xu hướng trở nên mềm nhão hơn, bệnh lại khởi phát một cách âm thầm, nên khi phát hiện thì thường đã mắc được một thời gian. 

- Tiểu đường thai kỳ: Ở phụ nữ trong thời gian mang thai mà bị tiểu đường thai kì thì tỷ lệ bị đái tháo đường về sau sẽ cao hơn những người khác. Ngoài ra, nếu từng sinh con nặng hơn 4kg thì cụng có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 nếu không theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết.  

- Hội chứng buồng trứng đa nang: Theo một nghiên cứu trên 8000 phụ nữ tại Úc cho thấy rằng những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn người bình thường lên đến 4 - 8,8 lần. Những biểu hiện thường  có ở hội chứng này như kinh nguyệt không đều, nhiều lông, mọc mụn, béo phì,...

Người bị huyết áp cao có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn

Người bị huyết áp cao có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn

- Huyết áp cao: Người bệnh có trị số huyết áp cao hơn 140/90 (mmHg) vừa có tỷ lệ bị tiểu đường cao hơn, đặc biệt là tiểu đường loại 2. Hơn nữa, huyết áp cao lại càng tác động nhanh hơn đến các triệu chứng của bệnh tiểu đường và có thể dẫn tới các biến chứng.

- Cholesterol và triglyceride bất thường: Triglyceride là chất béo phổ biến nhất trong cơ thể và thực hiện chức năng dự trữ năng lượng thừa từ thức ăn. Khi nồng độ chất này cao kết hợp với chỉ số cholesterol LDL (xấu) cao và cholesterol HDL (tốt) thấp làm cho nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn.

 

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn tiến chậm, các triệu chứng gây ra không quá khác với tình trạng bình thường nên dễ bị bỏ qua, khi phát hiện ra thì bệnh đã diễn ra một thời gian. Các triệu chứng phổ biến thường gặp gồm có:

  • Ăn nhiều
  • Uống nhiều (hay khát nước)
  • Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu)
  • Sút cân

Các triệu chứng thường gặp ở người bị đái tháo đường type 2

Các triệu chứng thường gặp ở người bị đái tháo đường type 2

 

Biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

  • Biến chứng cấp tính

-  Hạ Glucose máu: Xuất hiện khi bạn sử dụng thuốc hạ đường huyết không đúng liều được chỉ định hay chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức hay sử dụng chất kích thích, làm cho chỉ số đường huyết xuống dưới 3,6 mmol/L. Biểu hiện: đói cồn cào, bủn rủn, choáng váng, đổ mồ hôi… 

- Nhiễm toan ceton: nồng độ acid tăng dẫn đến máu bị toan hóa.

- Tăng áp lực thẩm thấu: có thể gây hôn mê.

  • Biến chứng mạn tính

- Biến chứng về tim mạch: Nguy hiểm nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Khi chỉ số đường huyết tăng trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh lý động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol cao có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Tiểu đường type 2 có thể gây nên các biến chứng về thận

Tiểu đường type 2 có thể gây nên các biến chứng về thận

- Biến chứng bệnh tiểu đường về thận: Các mạch máu nhỏ bị tổn thương có thể dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

- Biến chứng thần kinh ngoại vi: Tổn thương dây thần kinh gây nhồi máu cơ tim, liệt dương, rối loạn tiêu hóa, teo cơ...

- Biến chứng về mắt: Thị lực suy giảm dần, tổn thương võng mạc có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt, gây mù lòa.

- Biến chứng trong thời kỳ mang thai: Nếu mắc tiểu đường loại 2 trong giai đoạn thai kỳ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé và an toàn của cả hai. Mẹ bầu có thể bị hạ đường huyết đột ngột sau khi sinh. Trẻ sinh ra bị thừa cân, phơi nhiễm glucose trong máu cao và tỷ lệ mắc tiểu đường cao hơn so với các bé khác...  

 

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường tuýp 2 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Để ngăn ngừa căn bệnh này, bạn nên duy trì một số thói quen lành mạnh sau:

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

- Đi bộ: Duy trì việc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để loại bỏ mỡ thừa và ổn định cân nặng.

- Nâng tạ tay/chống đẩy: Tăng cường sức mạnh cơ bắp, tập 2 - 3 buổi/tuần. Đối với người già hoặc người bị các bệnh liên quan đến xương khớp, nên chia nhỏ các bài tập lại. Bên cạnh đó, có thể thực hiện các bài tập dưỡng sinh, đạp xe.

- Kết hợp linh hoạt các bài tập, không ngồi liên tục 30 phút một chỗ. Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia các loại hình thể thao khác như bơi lội, tập yoga, gym,...

Luyện tập đều đặn để hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2

Luyện tập đều đặn để hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2

Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh

Một thực đơn dành cho người tiểu đường vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa giúp hạn chế tối đa sự dư thừa lượng đường trong máu là 50% là rau củ không tinh bột, 50% là các thực phẩm khác. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt, sữa tách béo, thịt nạc,...

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới cũng khuyên rằng:

- Ăn ít nhất 3 khẩu phần rau, trái cây thì mỗi ngày tối đa là 3.

- Hạn chế tối thiểu việc sử dụng những đồ uống chứa cồn, các dung dịch hay các loại nước chứa nhiều đường. Ưu tiên uống nước, trà hoặc cà phê hơn.

- Các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn cần hạn chế, sử dụng theo khối lượng được khuyến nghị, thay vào đó bạn có thể sử dụng thịt nạc trắng, gia cầm hoặc hải sản, chất béo không no...

Giữ cân nặng ở mức bình thường

Bảo đảm chế độ luyện tập và ăn uống lành mạnh góp phần làm cho cân nặng của bạn được duy trì một cách bình thường, tránh thừa cân, béo phì. Chỉ số đường huyết cũng được kiểm soát, cải thiện sức khỏe và khả năng miễn dịch. Đặc biệt chú ý ăn đủ dưỡng chất, không nên thực hiện các biện pháp giảm cân tiêu cực hạn chế đường như ăn kiêng, nhịn ăn.

Kiểm tra mắt định kỳ hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng

Kiểm tra mắt định kì ngăn ngừa nguy cơ biến chứng đái tháo đường type 2

Kiểm tra mắt định kì ngăn ngừa nguy cơ biến chứng đái tháo đường type 2

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến mắt nếu không được bảo vệ. Thực hiện kiểm tra mắt thường xuyên theo đúng định kỳ giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị đái tháo đường và các bệnh lý về mắt.

Hơn nữa, ở những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, hàm lượng đường trong nước bọt cũng cao hơn nhiều so với người bình thường. Cùng với những mảng bám từ hoạt động ăn uống hàng ngày gây nên hiện tượng sâu răng, viêm nướu răng, hôi miệng,... Ngoài việc làm sạch răng ít nhất 2 lần 1 ngày, bạn cần thăm khám bác sĩ mỗi 6 tháng để kiểm tra tình trạng răng miệng.

Bỏ thuốc lá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người hay hút thuốc lá có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn 30 - 40%. Khi hút thuốc lá thì khả năng kiểm soát đường huyết và miễn dịch cũng bị suy giảm, lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng như xơ vữa động mạch, các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, về mắt,...

Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng

Để ngăn ngừa xảy ra biến chứng tiểu đường ở chân, chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng là hoạt động bạn phải duy trì hàng ngày. Các biện pháp bạn nên thực hiện: rửa chân mỗi ngày, luôn giữ chân khô ráo, kiểm tra hàng ngày để kịp thời phát hiện điều bất thường, khi cắt móng chỉ cắt ngang không nên cắt ở khóe móng, chọn tất mềm và chất liệu cotton,... Đồng thời, cứ định kỳ 6 tháng, bạn cần đi khám kiểm tra sức khỏe tổng quát nhằm phòng tránh nguy cơ mắc đái tháo đường.

Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng là hoạt động bạn phải duy trì hàng ngày

Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng là hoạt động bạn phải duy trì hàng ngày

 

Có thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường tuýp 2 không?

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường nói chung, cụ thể là đái tháo đường tuýp 2 vẫn chưa có phác đồ điều trị có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu xây dựng được chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh hết hợp điều trị thì bạn vẫn có thể sinh hoạt như người bình thường. 

Bạn cần theo dõi sát sao chỉ số đường huyết của mình để có sự điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường nguồn gốc từ thiên nhiên có giấy kiểm định rõ ràng, nhiều người tin tưởng sử dụng như Gumar Plus, Advanced Glucose, Diabetna, … Trong đó, viên uống Gumar Plus là một sản phẩm thuộc dòng hỗ trợ điều trị tiểu đường có chiết xuất dây thìa canh lá to và phức hợp Crominex 3+ cho tác dụng vượt trội. Sản phẩm được cấp phép của Bộ Y tế, đã có trên 200 khách hàng đã và đang sử dụng cho tác dụng ổn định đường huyết kéo dài.

Hộp 120 viên

450.000đ/ hộp
28 đánh giá

Việc xuất hiện tràn lan các sản phẩm trên thị trường khiến bạn khó có thể phân biệt được đâu là chính hãng. Lựa chọn Pharmart.vn - nhà thuốc uy tín hàng đầu tại Việt Nam là địa chỉ không thể bỏ qua khi tìm mua các sản phẩm hỗ trợ. 

Hy vọng rằng, những chia sẻ về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 ở trên sẽ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy gọi đến tổng đài 1900 6505 để được hỗ trợ nhé! 

(Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn trực tiếp)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan