Cập nhật: Hướng dẫn cách dùng máy khí dung tại nhà an toàn hiệu quả

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
05/04/2024 - 110 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xông khí dung là một cách điều trị bệnh hô hấp một cách hiệu quả bằng việc đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Vậy sử dụng như thế nào là đúng và tốt nhất? Hãy cùng Pharmart.vn tìm hiểu chi tiết cách dùng máy khí dung tại nhà qua bài viết này.

Máy khí dung là gì? Nên sử dụng máy thở khí dung khi nào?

Máy khí dung là một thiết bị chuyên dụng trong y tế với công dụng chuyển hóa thuốc ở dạng dung dịch thành các hạt sương nhỏ để dễ dàng đi vào và thẩm thấu vào niêm mạc đường hô hấp. Máy có thể sử dụng được cả với trẻ em, người lớn tuổi và những người bệnh gặp tình trạng hít thở khó khăn. 

Máy khí dung được chia thành hai loại là máu khí dung sử dụng khí nén và máy khí dung sử dụng sóng siêu âm. Mỗi loại máy sẽ phù hợp với người bệnh gặp các bệnh lý và tình trạng bệnh khác nhau. 

Máy xông khí dung thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp, bao gồm: 

  • Người bệnh bị mắc hen phế quản
  • Bị bệnh phổi gây tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD
  • Bị viêm mũi mãn tính hoặc cấp tính
  • Bị viêm xoang
  • Bị xơ phổi, xơ nang
  • Bị viêm họng hoặc viêm thanh quản

Xông khí dung có những ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp điều trị bệnh hô hấp khác như liều thuốc ít hơn so với thuốc uống, tiêm, thuốc được hấp thu trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp nên sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Đặc biệt, sử dụng máy khí dung sẽ giúp giảm vị đắng của thuốc cũng như tránh để lại tác dụng phụ ở dạ dày như khi sử dụng thuốc uống. 

Máy khí dung có thể dùng cho mọi đối tượng 

Máy khí dung có thể dùng cho mọi đối tượng 

 

Cơ chế hoạt động của máy khí dung

Mỗi loại máy khí dung sẽ hoạt động với các cơ chế khác nhau để tác động đến việc điều trị bệnh hô hấp: 

  • Máy khí dung sử dụng khí nén: Máy hoạt động với cơ chế luồng khí nén sẽ ra khỏi vòi phun cuốn theo các hạt nước. Các hạt nước này khi va đập và bản chắn phía trên sẽ phân tán thành các hạt khí dung nhỏ hơn. Người bệnh sẽ hít khí dung vào phổi và khi thở ra thì một phần khí dung sẽ bị thổi ra ngoài môi trường. 
  • Máy khí dung sử dụng sóng siêu âm: Máy sử dụng sóng siêu âm hoạt động theo cách sóng siêu âm sẽ phát ra từ bảng truyền sóng siêu âm trong máy, làm tăng chuyển động nội tại của các phân tử thuốc trong dung dịch. Khi các phân tử thuốc này tích đủ năng lượng để di chuyển nhanh thì chúng sẽ thoát ra ngoài và tạo thành các hạt khí dung nhỏ.

 

Hướng dẫn cách dùng máy khí dung đơn giản tại nhà

Để sử dụng máy một cách hiệu quả và tối ưu, người bệnh có thể tham khảo ngay cách sử dụng máy thở khí dung với các bước sau đây: 

Hướng dẫn cách lắp máy khí dung

Điều đầu tiên mà người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ đó là cách lắp máy thở khí dung. Thông thường, máy thở khí dung sẽ bao gồm các bộ phận là dây dẫn khí dung, mặt nạ xông khí dung, ống xông mũi họng, cốc đựng thuốc, bộ lọc khí và bộ nguồn máy.  

Cần tìm hiểu thật kỹ cách lắp máy thở khí dung và lắp theo đúng thứ tự 

Cần tìm hiểu thật kỹ cách lắp máy thở khí dung và lắp theo đúng thứ tự 

Cách lắp máy khí dung sẽ bao gồm các bước sau:

  • Rửa tay thật sạch trước khi lắp và sử dụng máy xông khí dung.
  • Đầu tiên cần bảo đảm công tắc điện của máy đang ở vị trí tắt.
  • Lắp ống dẫn khí, vặn nhẹ sau đó ấn chặt vào đầu nối ống dẫn khí.
  •  Đầu còn lại của ống dẫn khí lắp vào bình chứa thuốc, vặn nhẹ nhàng để gắn được chắc chắn.
  • Gắn bầu xông lên nơi giữ bầu xông của máy khí dung.
  • Xoay nắp theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để tháo rời lắp ra khỏi bình chứa thuốc.
  • Sử dụng xi lanh hoặc cốc đo để lấy đúng định lượng thuốc mà bác sĩ đã kê, bơm vào bình chứa thuốc.
  • Đầu xông hơi đặt vào trong bình chứa thuốc.
  • Đậy nắp lại bình thuốc, xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để vặn chặt nắp.
  • Lựa chọn mặt nạ thích hợp để lắp vào vị trí phía trên của bình xông, dùng tay ấn chặt.
  • Đeo mặt nạ cho vừa khít với khuôn mặt, bật máy và thực hiện xông khí dung. 

 

Hướng dẫn cách thở khí dung hiệu quả

Trước khi bắt đầu quá trình xông, người bệnh sẽ cần thực hiện các bước sau: 

  • Vệ sinh tay sạch sẽ: Trước khi sử dụng máy thở, cần vệ sinh, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập vào thiết bị cũng như cơ thể. 
  • Kiểm tra thuốc xông: Kiểm tra kĩ hạn sử dụng của thuốc, và quan sát xem thuốc có bị biến đổi, đổi màu hay bao bì đóng gói thuốc có bị hở hay rò rỉ không. 

Sau đó tiến hành lắp đặt máy và các phụ kiện, pha thuốc và tiến hành xông ngay sau khi pha. Trong quá trình xông cần lưu ý những điểm sau:

  • Tư thế ngồi xông: Tư thế ngồi khi xông là rất quan trọng. Người bệnh sẽ cần ngồi thẳng để tiếp nhận được lượng thuốc tối đa từ máy khí dung, giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 
  • Thời gian xông: Thời gian sử dụng máy xông khí dung thông thường là từ 10 - 15 phút, tuyệt đối không sử dụng quá lâu. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một tuần người bệnh nên xông khí dung bao nhiêu lần. 
  • Thời điểm xông: Cần chọn thời điểm yên tĩnh trong ngày, tránh trước hoặc sau bữa ăn để người bệnh tập trung hít thở. 

Người bệnh cần ngồi thẳng để thuốc được thẩm thấu tốt hơn vào niêm mạc

Người bệnh cần ngồi thẳng để thuốc được thẩm thấu tốt hơn vào niêm mạc

Hướng dẫn cách vệ sinh máy khí dung

Để vệ sinh máy khí dung đúng cách, người bệnh sẽ cần phân loại đúng các bộ phận như sau: 

Các bộ phận không thể rửa 

Bao gồm: thân máy, máy nén khí, ống dẫn khí và bộ lọc khí. 

Cách vệ sinh: Thân máy bị bẩn có thể sử dụng khăn khô, sạch để lau bụi bẩn bên ngoài. Ống dẫn khí nếu còn hơi ẩm và bị động nước thì cần bật công tắc máy để có thể đẩy hết hơi ẩm ra bên ngoài. Sau khi sử dụng một thời gian dài thì sẽ cần thay mới các bộ phận như miếng lọc khí, ống dẫn khí.  

Các bộ phận có thể rửa 

Bao gồm: cốc đựng thuốc, mặt nạ xông, càng xông mũi họng. 

Còn với các bộ phận trên người bệnh có thể áp dụng một trong hai cách sau: 

  • Vệ sinh bằng các dung dịch khử trùng: Ngâm các phụ kiện vào dung dịch vệ sinh trong thời gian khuyến cáo ở hướng dẫn sử dụng. Vớt ra rửa sạch lại và để khô tự nhiên.
  • Vệ sinh bằng cách luộc các phụ kiện: Đặt các phụ kiện vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi từ 10 - 15 phút, sau đó vớt ra và để khô tự nhiên. 

Hướng dẫn cách bảo quản máy xông khí dung

Sau khi sử dụng máy xông khí dung, người bệnh sẽ cần phải bảo quản máy đúng cách để đảm bảo vệ sinh cũng như tăng tuổi thọ cho máy. Một số lưu ý khi bảo quản máy xông khí dung như sau: 

  • Bảo quản máy ở nơi khô ráo, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào máy. Tránh để máy ở nơi ẩm thấp. 
  • Sau khi khử trùng hoặc luộc thì cần để máy khô một cách tự nhiên, tuyệt đối không được sấy hoặc tác động nhiệt lên các bộ phận của máy.
  • Tuyệt đối không được vệ sinh bằng nước cho các bộ phận như ống dẫn khí, máy nén khí hay bộ lọc.
  • Hàng năm nên kiểm tra các bộ phận, phụ kiện của máy xông. Nếu có hỏng hóc thì cần thay mới luôn, đặc biệt với bộ lọc khí cần thay mới sau 60 ngày hoặc khi bộ lọc đổi màu. 

Bảo quản máy đúng cách để đảm bảo vệ sinh cũng như tăng tuổi thọ cho máy

Bảo quản máy đúng cách để đảm bảo vệ sinh cũng như tăng tuổi thọ cho máy

 

Lưu ý khi sử dụng máy xông khí dung tại nhà

Một số lưu ý mà người bệnh cần quan tâm khi sử dụng máy xông khí dung tại nhà là: 

  • Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho máy xông khí dung.
  • Nếu trong quá trình xông bị ho quá nhiều thì cần ngưng sử dụng ngay.
  • Nếu thuốc bị sủi bọt hoặc nổi bong bóng thì cần ngưng sử dụng vì có thể thuốc đã bị hỏng.
  • Súc miệng và rửa mặt thật sạch sau khi sử dụng máy khí dung.
  • Không nên lạm dụng máy xông vì có thể làm người bệnh bị nghiện và giảm khứu giác. 

Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết về cách dùng máy khí dung tại nhà như trên sẽ giúp người bệnh điều trị các bệnh về hô hấp một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan