Cảnh giác với thuốc giả: Cục Quản lý Dược hướng dẫn tra cứu thông tin thuốc

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
24/04/2025 - 32 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Chịu trách nhiệm về nội dung

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Trước vấn nạn thuốc giả tràn lan trên thị trường, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chính thức đưa ra khuyến cáo: người dân cần chủ động tra cứu thông tin thuốc trước khi sử dụng, đặc biệt với các loại thuốc kê đơn hoặc điều trị bệnh lý nặng. Bởi chỉ một sai sót nhỏ trong lựa chọn thuốc, hậu quả có thể không thể lường trước.

Hiện nay, vấn nạn thuốc giả đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng, khiến dư luận không khỏi bức xúc. Tình trạng sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng diễn ra tràn lan, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn nhà thuốc uy tín, được cấp phép đầy đủ và có đội ngũ dược sĩ tư vấn không chỉ là khuyến nghị – mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để bảo vệ chính mình và người thân.

Vậy, làm thế nào để người tiêu dùng có thể tự kiểm tra được chất lượng và nguồn gốc thuốc?
Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cách xác minh thông tin thuốc từ Cục Quản lý Dược, cùng những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi mua thuốc. Hãy dành vài phút đọc kỹ – sức khỏe của bạn xứng đáng được bảo vệ đúng cách.

Hướng dẫn tra cứu thông tin số đăng ký và mẫu nhãn thuốc đã được cấp phép

Bước 1: Truy cập website tra cứu

Vào trang Dịch vụ công trực tuyến của Cục Quản lý Dược:

https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index

Bước 2: Nhập số đăng ký thuốc hoặc tên thuốc

Nhập dãy số đăng ký hoặc tên thuốc vào ô tra cứu và nhấn “Tìm kiếm” để hiển thị thông tin.

Số đăng ký thuốc là gì?

  • Số đăng ký là mã do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành cho từng loại thuốc.

  • Số đăng ký thường bắt đầu bằng: VD-, VN-, VS-, GC-,...

  • Số đăng ký được in trên bao bì sản phẩm, có thể ở các mặt bên hoặc tem phụ dán trên vỏ hộp. 

Bước 3: Kiểm tra thông tin đối chiếu

Nếu tra cứu hiển thị đầy đủ các thông tin:

Tên thuốc, số đăng ký, HDSD/mẫu nhãn, dạng bào chế, hoạt chất, hàm lượng, nơi sản xuất... Tình trạng còn hiệu lực → Yên tâm sử dụng

Nếu không hiển thị kết quả, thuốc đó có nguy cơ là hàng giả.

Tra cứu thông tin thuốc trên website chính thức của Cục Quản lý Dược

Tra cứu thông tin thuốc trên website chính thức của Cục Quản lý Dược

Cảnh giác với thuốc giả, 8 khuyến cáo quan trọng bạn cần biết

Mua thuốc tại nơi uy tín

  • Chỉ mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc được cấp phép, có uy tín và địa chỉ rõ ràng. Không mua từ nguồn không rõ ràng như chợ, hàng rong hoặc qua các trang mạng xã hội, livestream...

Kiểm tra bao bì và thông tin trên vỏ thuốc

Bao bì phải nguyên vẹn, không rách, mờ hoặc có dấu hiệu bị chỉnh sửa. Kiểm tra các thông tin như:

  • Tên thuốc, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số đăng ký, tên nhà sản xuất: Các thông tin này phải rõ ràng, không tẩy xóa.

  • So sánh với bao bì chính hãng (nếu có) để phát hiện sự khác biệt về màu sắc, chữ in, hoặc logo.

  • Quan sát màu sắc, kích thước, ký hiệu trên viên thuốc, hộp thuốc. Nếu có sự khác biệt so với lần sử dụng trước hoặc so với mô tả chính hãng, không nên sử dụng.

  • Sử dụng ứng dụng quét mã vạch/mã QR để kiểm tra thông tin sản phẩm (trường hợp có in mã vạch/mã QR trên vỏ hộp, mã không quét được hoặc thông tin không khớp, hãy nghi ngờ).  

Yêu cầu hóa đơn và chứng từ

  • Khi mua thuốc, yêu cầu hóa đơn mua hàng để đảm bảo nguồn gốc. 

  • Hóa đơn cũng là cơ sở để khiếu nại nếu phát hiện thuốc giả.

Chú ý giá cả bất thường

  • Thuốc giả thường được bán với giá rẻ bất thường để thu hút người mua. 

  • Nếu giá quá thấp so với thị trường, cần cẩn trọng.

Tìm hiểu thông tin từ nguồn chính thức

  • Tra cứu thông tin thuốc trên website của Cục Quản lý dược (dav.gov.vn) hoặc các trang web uy tín của nhà sản xuất.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi mua. Đối với thuốc kê đơn chỉ mua thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.

Cảnh giác với thuốc bán online

  • Từ ngày 01/07/2025, khi Luật số 44/2024 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược) có hiệu lực thi hành, chỉ những loại thuốc không kê đơn mới được phép kinh doanh (bán lẻ) qua hình thức thương mại điện tử. Cụ thể, thuốc chỉ được bán qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng hoặc website có chức năng đặt hàng trực tuyến và đã được cấp phép.

  • Sau ngày 01/07/2025, trường hợp mua thuốc qua mạng, chỉ nên mua trên các trang web được cấp phép bán thuốc trực tuyến. Tuyệt đối không mua thuốc qua các nền tảng mạng xã hội hoặc từ người bán cá nhân không rõ nguồn gốc.

Hạn chế mua thuốc theo lời quảng cáo

  • Tránh tin vào các lời quảng cáo "thần dược" hoặc thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán qua mạng hoặc truyền miệng.

Báo cáo nếu nghi ngờ

  • Nếu phát hiện dấu hiệu thuốc giả, báo ngay cho cơ quan chức năng như Sở Y tế, Cục Quản lý dược hoặc công an địa phương để xử lý. 

  • Nếu đã mua phải thuốc giả, ngừng sử dụng ngay và liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn. Việc sử dụng thuốc giả có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

Liên hệ ngay tới Hotline 1900.6505 nếu cần hỗ trợ tra cứu thông tin thuốc. Hệ thống nhà thuốc Pharmart luôn có đội ngũ dược sĩ chuyên môn, sẵn sàng tư vấn tận tình.

Nguồn tham khảo:

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. 

 

 

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan