Cảnh báo: Viêm tuyến tiền liệt nguy hiểm như thế nào?

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
01/04/2024 - 61 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Chịu trách nhiệm về nội dung

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Viêm tuyến tiền liệt là một căn bệnh thường gặp ở nam giới với những triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy viêm tuyến tiền liệt nguy hiểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Viêm tuyến tiền liệt là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào?

Tuyến tiền liệt là một tuyến nội tiết có kích thước nhỏ và chỉ có ở nam giới, nằm ở phía dưới bàng quang, bao quanh giữa đoạn cổ bàng quang và niệu đạo.

Tuyến tiền liệt có hai vai trò chính là tham gia sản xuất tinh dịch và kiểm soát tiểu tiện. Tuyến tiền liệt tiết ra khoảng 30% tinh dịch giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của tinh trùng trong hệ thống đường sinh dục của nam giới. 

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm có thể do vi khuẩn hoặc không, thường gặp ở người trung niên sau 45 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới châu Á mắc viêm tuyến tiền liệt chiếm đến 7,5%. 

Viêm tuyến tiền liệt tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, áp xe tuyến tiền liệt, vô sinh, hiếm muộn,…

Viêm tiền liệt tuyến thường gặp ở nam giới tuổi trung niên Viêm tiền liệt tuyến thường gặp ở nam giới tuổi trung niên 

 

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân dẫn tới viêm tiền liệt tuyến ở nam giới bao gồm: 

Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn

Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn thường có hai loại là cấp tính và mạn tính. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là các vi khuẩn Gram (-) đường tiêu hóa và sinh dục tiết niệu như Ecoli, Chlamydia, lậu, giang mai,... Bệnh thường xuất hiện sau các nhiễm trùng như viêm niệu đạo, viêm mào tinh,...

Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn có thể gặp ở các trường hợp sau:

  • Tuyến tiền liệt bị chèn ép: một số thói quen như đạp xe trong thời gian dài khiến tăng áp lực tuyến tiền liệt, máu không thông, kích thích tuyến tiền liệt gây chèn ép tiền liệt tuyến.
  • Chấn thương: những trường hợp chấn thương hoặc từng phẫu thuật vùng chậu dễ gây tổn thương và chèn ép thần kinh ở vùng châu từ đó dẫn đến viêm tuyến tiền liệt.
  • Quan hệ tình dục không điều độ: làm “chuyện ấy” với tần suất cao trong thời gian ngắn dẫn tới rối loạn xuất tinh khiến tuyến tiền liệt  sung huyết và giãn nở quá mức.

Tuyến tiền liệt bị viêm có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc không

Tuyến tiền liệt bị viêm có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc không

 

Triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt

Mỗi loại viêm tiền liệt tuyến sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau: 

1. Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính

Cánh mày râu mắc bệnh cấp tính nguyên nhân do vi khuẩn sẽ có những biểu hiện sau: 

  • Cảm thấy toàn thân mệt mỏi
  • Đau nhiều ở vùng giữa xương mu và phần bìu
  • Tắc nghẽn đường tiểu
  • Đau buốt khi xuất tinh
  • Rối loạn co cứng dương vật

2. Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mạn tính

Triệu chứng gần giống với viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn cấp tính và có thể có thêm biểu hiện khác như:

  • Đau tinh hoàn
  • Tiểu nhiều lần, nước tiểu đục thẩm chí có lẫn máu
  • Giảm ham muốn, rối loạn cương dương ở nam giới

3. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính/hội chứng đau vùng chậu mạn tính

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chưa được xác định, biểu hiện ra các triệu chứng viêm đường tiết niệu như:

  • Tiểu buốt, tiểu nhiều, nước tiểu có tế bào mủ,...
  • Khi xét nghiệm không tìm thấy vi khuẩn.

4. Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn

Tuyến tiền liệt bị viêm không do vi khuẩn có biểu hiện gần giống với viêm do vi khuẩn mạn tính. Tuy nhiên, khi xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch thì sẽ không có vi khuẩn mà thường thấy các tế bào mủ.

 

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc viêm tuyến tiền liệt

Theo các chuyên gia, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến:

  • Về tuổi tác, tỷ lệ nam giới sau 40 tuổi mắc bệnh cao hơn.
  • Nam giới có tiền sử mắc viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiểu hoặc đường sinh dục.
  • Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, đang bị ung thư.
  • Người làm việc trong môi trường có nhiều rung lắc, chấn động. 
  • Nam giới ít uống nước hoặc bị mất nước nhiều do bệnh lý. 

Nam giới thuộc một trong những trường hợp trên đồng thời có xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nên đi khám, chẩn đoán định kỳ nhằm phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp. 

 

Chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến ở phái mạnh 

Để phát hiện viêm tuyến tiền liệt sớm, bạn nên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Một số xét nghiệm và chẩn đoán thường được thực hiện như:

Phái mạnh cần làm xét nghiệm nước tiểu và một số xét nghiệm khác

Phái mạnh cần làm xét nghiệm nước tiểu và một số xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bệnh nhân cần thả lỏng để tránh ảnh hưởng đến việc lấy mẫu gây sai lệch kết quả.
  • Thăm khám tuyến tiền liệt: Khi làm xét nghiệm, bác sĩ thực hiện xoa bóp tuyến tiền liệt để lấy mẫu do tuyến tiền liệt tiết ra đem xét nghiệm.
  • Cấy nước tiểu: giúp xác định được vi khuẩn tấn công vào tuyến tiền liệt.
  • Thăm khám trực tràng: để đánh giá được kích thước, hình dạng và độ mềm của tuyến tiền liệt.
  • Cấy dịch niệu đạo: xác định các chủng vi khuẩn và có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Nội soi bàng quang: khảo sát đường tiểu bên trong bàng quang và niệu đạo giúp tầm soát, chẩn đoán chính xác.
  • Siêu âm qua ngả trực tràng: xác định kích thước tuyến tiền liệt, tình trạng khối u, ổ viêm,...và có thể giúp phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá tuyến tiền liệt toàn diện, phát hiện ra nguy cơ nhiễm trùng để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Nam giới nên đi xét nghiệm tại các bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên khoa Thận - Tiết niệu để đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Chi phí để xét nghiệm thường dao động từ 150.000 - 500.000 đồng tùy từng xét nghiệm. 

 

Điều trị viêm tuyến tiền liệt như thế nào?

Sau khi thực hiện các chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thu được để chỉ định cách chữa viêm tiền liệt tuyến ở nam giới phù hợp. Việc điều trị viêm tuyến tiền liệt với mỗi người là khác nhau tùy theo nguyên nhân và triệu chứng bệnh.

Chữa viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn

Trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, thường được kê kháng sinh trong tối đa 4 tuần. Sử dụng kháng sinh đều đặn, đúng liệu trình để cải thiện tình trạng nhiễm trùng hiệu quả nhất. Kháng sinh có thể được đưa vào theo đường nhỏ giọt, truyền qua ống mỏng vào tĩnh mạch, thường ở cánh tay của bạn.

Bên cạnh đó, nam giới cần lưu ý uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đồ uống có ga, rượu hay đồ chứa caffein như trà, cà phê vì chúng có thể kích thích bàng quang và làm cho tình trạng viêm tuyến tiền liệt nặng hơn.

Chữa viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn

Trường hợp bạn bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn thì cần điều trị bằng kháng sinh lâu hơn ít nhất từ 4 đến 6 tuần. Kết thúc đợt sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu để xem tình trạng nhiễm trùng đã hết chưa.

Cần lưu ý sử dụng đúng, đủ và đều đặn theo liệu trình, nếu chưa loại bỏ hết vi khuẩn sau đợt điều trị, bạn cần dùng thêm kháng sinh. 

Theo khuyến cáo, nhóm kháng sinh được lựa chọn đầu tay là Fluoroquinolon như Ciprofloxacin 500mg/12 giờ hoặc Levofloxacin 500mg/ngày. Đối với trường hợp kháng Fluoroquinolon có thể chuyển sang Doxycycline hoặc Azithromycin 500mg/ngày đầu và duy trì 250mg/ ngày trong 7 - 10 ngày.

Với các trường hợp viêm tuyến tiền liệt tái phát, nhóm Fluoroquinolon vẫn là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị. Đồng thời, Trimethoprim - Sulfamethoxazole cũng là thuốc thay thế hiệu quả trong các trường hợp tái phát bệnh.

Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau

Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau

Chữa hội chứng đau vùng chậu mạn tính

Tùy vào mỗi người mà phương pháp sử dụng để kiểm soát hội chứng đau vùng chậu mãn tính là khác nhau. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê như:

  • Thuốc chẹn alpha: đã có các bằng chứng về tác dụng cải thiện các triệu chứng như chảy yếu, chảy chậm, đau.
  • Thuốc kháng sinh: giúp giảm viêm, điều trị hiệu quả trong các trường hợp nhiễm trùng.
  • Thuốc ức chế 5-alpha-reductase: tác dụng chưa được công nhận bằng nghiên cứu khoa học, cần khoảng 6 tháng để phát huy tác dụng.
  • Thuốc chống viêm không steroid: giúp giảm triệu chứng đau ở đường tiết niệu.
  • Các loại thuốc giảm đau: thường dùng trong các trường hợp đau do viêm tuyến tiền liệt. Bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm để điều trị cơn đau kéo dài.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác thường được áp dụng như xoa bóp vùng tuyến tiền liệt, điều trị các vấn đề tình dục do viêm tuyến tiền liệt gây nên, phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc tất cả tuyến tiền liệt.

Chữa viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng

Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng thường không cần phải điều trị. Bác sĩ có thể kê cho bạn kháng sinh nếu xét nghiệm máu phát hiện chỉ số protein được gọi là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) ở mức cao hoặc khi có lượng bạch cầu cao trong nước tiểu hoặc tinh dịch.

Trong nhiều trường hợp sử dụng, mức PSA sẽ trở lại bình thường sau 4 đến 6 tuần sử dụng kháng sinh. Nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng kháng sinh, tốt nhất bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa điều trị viêm tuyến tiền liệt để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Cách trị viêm tuyến tiền liệt không dùng thuốc

Bên cạnh những biện pháp dùng thuốc thì cũng có những biện pháp điều trị bệnh không dùng thuốc như: 

  • Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tuyến tiền liệt như Prosplex For Men, Bonimen,...
  • Chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng cây thuốc nam như lá trầu không, cây mã đề, râu ngô,...
  • Thực hiện các bài tập hoặc xoa bóp bấm huyệt
  • Kết hợp một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.

Hộp 30 viên

410.000đ/ hộp
3 đánh giá
 

 

Lời khuyên của bác sĩ giúp phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt

Để phòng ngừa bệnh viêm tiền liệt tuyến, nam giới nên tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Giữ vệ sinh cơ thể: do nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn nên việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.

 

Uống nhiều nước, không nhịn đi tiểu: hạn chế các bệnh về đường tiết niệu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tuyến tiền liệt.

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế những đồ ăn cay, nóng, rượu bia, chất kích thích.

 

Không ngồi lâu: bạn không nên ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài, nên ngồi lên đệm lót, tránh áp lực lên tuyến tiền liệt.

 

Quan hệ tình dục an toàn và điều độ: hạn chế thủ dâm quá mức, quan hệ an toàn với bao cao su để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. 

Bổ sung nhiều rau củ, trái cây tốt cho tuyến tiền liệt

Bổ sung nhiều rau củ, trái cây tốt cho tuyến tiền liệt

 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được về bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở gần nhất để kiểm tra và được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể gọi tới Hotline 19006505 để được các dược sĩ nhà thuốc Pharmart tư vấn giải đáp thêm về căn bệnh này. 

 

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan