CẦN BIẾT: Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
09/03/2024 - 589 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Không chỉ riêng những người mới được chẩn đoán mắc tiểu đường, mà ngay cả những người đã mắc bệnh lâu năm đều không khỏi thắc mắc rằng liệu sau bao lâu thì tiểu đường sẽ gây biến chứng đến các cơ quan khác như tim mạch, xương khớp, hô hấp,.... Hãy cùng Pharmart.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thời gian nào sẽ xảy ra biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường 

Theo thống kê của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Việt Nam cho biết, có khoảng gần 70% người bệnh tiểu đường đã mắc biến chứng ngay tại thời điểm phát hiện bệnh. Đây được gọi là các biến chứng “cấp tính”, nó xuất hiện đột ngột, không dấu hiệu báo trước và có thể gặp trong bất cứ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường:

  • Biến chứng thần kinh với các biểu hiện tê bì chân tay, chuột rút, nứt nẻ da
  • Biến chứng mạch máu cụ thể đó là nhiễm trùng da, vết thương lâu lành. Một số trường hợp cơ thể có vết loét, vết thương mãi không khỏi, đến khi đi khám mới phát hiện ra mình đã mắc bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Thời gian nào sẽ xảy ra biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng mãn tính bệnh tiểu đường sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi khởi phát bệnh từ 5 - 10 năm. Đó là chỉ số trung bình còn biến chứng có thể đến sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào việc kiểm soát bệnh ở mỗi người có tốt hay không.

  • Biến chứng mắt (bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…) sẽ xuất hiện sau khoảng 7 năm. 
  • Biến chứng thận đái tháo đường thường xuất hiện muộn hơn, sau khoảng 12 - 18 năm. 

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường nhanh - chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?

Các yếu tố gây biến chứng tiểu đường

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian biến chứng bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, biến chứng bệnh tiểu đường đến nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách kiểm soát bệnh của mỗi người. Trong đó, bao gồm 2 yếu tố chính đó là:

Lối sống sinh hoạt

Một lối sống lành mạnh, khoa học chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc trì hoãn biến chứng bệnh tiểu đường đến sớm. Ngược lại, việc ăn uống bừa bãi, lười vận động, sử dụng chất kích thích nhiều sẽ khiến sức đề kháng trong cơ thể thấp, gia tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường đến sớm.

Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đó đó là: 

  • Thừa cân, béo phì đặc biệt là tình trạng tích mỡ bụng
  • Ăn ít chất xơ (rau xanh) nhưng lại tiêu thụ nhiều đường, chất béo và muối
  • Hút thuốc lá
  • Lười vận động
  • Thức khuya, ngủ ít
  • Thường xuyên căng thẳng

Người bệnh có tiền sử hoặc đang mắc bệnh lý nền

Nếu người bệnh có tiền sử hoặc mắc bệnh lý nền dưới đây rất có khả năng biến chứng tiểu đường sẽ đến sớm: 

  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Cholesterol trong máu cao
  • Nhiễm trùng
  • Huyết áp cao
  • Bệnh đường tiêu hóa

Cách hạn chế và làm chậm thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường 

Theo dõi và kiểm soát chỉ số đường huyết

phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Theo dõi chỉ số đường huyết phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Ngoài uống thuốc theo đơn đúng cách, bạn hãy chủ động theo dõi chỉ số đường huyết vào các khoảng thời gian cố định trong ngày: mỗi sáng và mỗi tối, trước và sau ăn để xem chỉ số có ổn định hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chủ động tái khám để được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh thuốc, chế độ ăn, tập luyện phù hợp.

Tuân thủ liệu trình điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh sau khi được chỉ định kê đơn theo đề nghị của bác sĩ thì nên duy trì sử dụng đúng liệu trình. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hoặc sử dụng thêm các loại thuốc khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này rất dễ dẫn đến sự thất bại trong quá trình điều trị, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa tốn thời gian, công sức và tiền bạc.

Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm 

Bên cạnh việc theo dõi đường huyết, người bệnh cũng nên quan tâm tới các chỉ số của các bệnh lý nền mà mình đang mắc phải như bệnh huyết áp, mỡ máu, xương khớp. Các chỉ số huyết áp, nồng độ oxy trong máu, đồng thời cả các biểu hiện như đau nhức xương, hoa mắt, chóng mặt rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý nền. Kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh nền sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ biến chứng lên bệnh tiểu đường.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

xây dựng chế độ ăn khoa học phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh

Chế độ ăn dành cho người tiểu đường được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, chế độ điều trị thuốc, bệnh lý khác đi kèm và sở thích ăn uống của mỗi người. Khẩu phần ăn cần cân bằng đủ các nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo và nhiều rau xanh. 

Các loại thực phẩm sau cần tuyệt đối hạn chế như đồ ăn chứa nhiều đường hóa học như bánh kẹo, nước giải khát, đồ ăn nhanh,... và đồ ăn nhiều chất béo động vật.

Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung chất xơ có trong hoa quả và các thực  phẩm có thành phần thô như ngũ cốc, yến mạch, các loại hạt,...

Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng trị bệnh tiểu đường

Ngoài tuân thủ và áp dụng các biện pháp trên, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo và kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như Gumar Plus, Advanced Glucose, Blood Sugar Control,... Với thành phần chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính, ít gây tác dụng phụ, giảm các triệu chứng bệnh một cách từ từ và góp phần ổn định lượng đường huyết, giảm phụ thuộc vào thuốc tây, an toàn cho dạ dày và thận.

Hộp 30 viên

53.000đ
150.000đ/ hộp
2 đánh giá
 

Hai sản phẩm tại hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn đang được rất nhiều khách hàng tin dùng và đặt mua theo liệu trình đó là Gumar Plus, với thành phần từ dây thìa canh lá to và Crominex có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm cơn thèm đường, tăng tiết insulin. 

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh tiểu đường và các loại thực phẩm chức năng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp ngay tới hotline: 19006505 

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan