CẦN BIẾT: Biến chứng tiểu đường ở chân và cách phòng ngừa, chữa trị
-
Mặc định
-
Lớn hơn
Tiểu đường có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm, trong đó có biến chứng ở chân. Nếu không phát hiện điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải cắt cụt chi. Ở bài viết dưới đây, Pharmart.vn giúp bạn tìm hiểu chi tiết về biến chứng tiểu đường ở chân và cách phòng ngừa, chữa trị.
Mục lục bài viết
- 1. Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường ở chân
- 2. Những biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp
- 3. Cách xử lý khi có biến chứng tiểu đường ở chân
- 3.1. Dùng thuốc kháng sinh
- 3.2. Kiểm tra và quan sát chặt chẽ bàn chân hàng ngày
- 3.3. Vệ sinh chân và giữ cho vết thương sạch sẽ
- 3.4. Luôn bảo vệ chân an toàn
- 3.5. Sử dụng các biện pháp giúp máu lưu thông hơn
- 3.6. Tránh tác động nhiệt độ lên chân
- 3.7. Không hút thuốc
- 4. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân
Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường ở chân
Người tiểu đường có thể xuất hiện các biến chứng ở chân do nhiều yếu tố. Trong đó một số nguyên nhân phổ biến là:
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Mất cảm giác ở bàn chân, người bệnh khó nhận biết những tổn thương tác động lên chân. Đến khi chân sưng to, nhiễm trùng nặng mới phát hiện khiến cho việc điều trị bệnh tiểu đường trở nên khó khăn.
- Người tiểu đường bị suy giảm hệ miễn dịch dễ bị nhiễm trùng: Sức đề kháng kém khiến chân dễ bị ảnh hưởng dù chỉ là tác động nhỏ, vi khuẩn phát triển nhanh tạo cơ hội cho chân bị loét nhanh và lan rộng, lâu lành hơn.
- Tổn thương mạch máu: Người tiểu đường có mạch máu hẹp dễ bị xơ vữa động mạch, lượng máu lưu thông ở chân bị giảm khiến các vết loét dễ lan ra và lâu lành.
- Chai chân: Da chân hay thay đổi màu, nhiều vết chai, xuất hiện vết mủ, dịch tiết ra có mùi hôi.
Có nhiều nguyên nhân gây nên biến chứng tiểu đường ở chân
Những biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp
Biến chứng tiểu đường ở cả chân
Người bệnh tiểu đường bị giảm hoặc mất cảm giác ở chân. Nếu có tác động cọ xát vào chân hay đi giày quá chật họ cũng không cảm nhận được nếu không quan sát kĩ.
Bên cạnh đó chân cũng có thể bị tê bì hoặc ngứa ran, về đêm cảm giác đau buốt càng tăng lên. Điều này có thể làm cho người bệnh đi lại khó khăn hơn.
Biến chứng tiểu đường ở bàn chân
Các triệu chứng thường gặp ở người tiểu đường xuất hiện biến chứng ở bàn chân:
- Loét chân hoặc vết thương không lành, lâu lành: Xảy ra tại các điểm tỳ đè, các vết chai ở lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo.
Xuất hiện vết loét là biến chứng tiểu đường ở chân
- Hoại tử, nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương và áp xe. Khi nhiễm trùng có thể gây chết mô.
- Nấm da chân: Da chân bị đỏ, ngứa và nứt. Vi khuẩn có thể theo những kẽ nứt này xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.
- Nấm móng: Móng chân thay đổi màu sắc, móng dày sừng, dễ gãy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn.
- Tật bàn chân Charcot (bàn chân bẹt): Làm thay đổi hình dạng của bàn chân, bàn chân trở nên phẳng, làm sụp vòm chân khi xương ở bàn chân và ngón chân dịch chuyển hoặc gãy.
- Dị tật chân: Ngón chân có hình búa hoặc bị vẹo ngoài. Tật ngón chân vẹo ngoài xuất hiện do áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái, khiến cho ngón này bị sưng, đau, tấy đỏ. Biểu hiện của tật ngón chân hình búa là đầu các ngón chân bị quặp xuống đất và lâu ngày bị loét. Chỗ tì đè đầu các ngón chân và xương đốt nếu cọ xát có thể bị loét, nổi bóng nước hoặc chai.
Người bệnh tiểu đường có thể gặp biến chứng dị tật chân
Cách xử lý khi có biến chứng tiểu đường ở chân
Dùng thuốc kháng sinh
Khi có những biểu hiện xuất hiện biến chứng bệnh tiểu đường ở chân, bạn nên đến ngay cơ sở y tế khám. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hay kem bôi để vết thương mau lành ngăn ngừa lan rộng.
Kiểm tra và quan sát chặt chẽ bàn chân hàng ngày
Nếu khó quan sát, người bệnh nên nhờ người thân quan sát các dấu vết bất thường ở chân từ trên xuống dưới, từ kẽ chân đến kẽ móng xem có vết xước, chai sạn hay phồng rộp nào không. Bên cạnh đó xem da có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ bất cứ đâu của chân, móng chân có mọc bình thường không hay bị quặp vào.
Vệ sinh chân và giữ cho vết thương sạch sẽ
Bạn cần rửa chân mỗi ngày bằng xà phòng và nước ấm 37 độ. Khi rửa chú ý không cọ xát mạnh làm tổn thương thêm và lau khô sạch sẽ, nhất là ở những vết thương.
Rửa chân và lau khô ráo để xử lý khi có biến chứng tiểu đường ở chân
Nếu có vết thương cần khử trùng hàng ngày ít nhất 2 lần bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod. Lưu ý không nên sử dụng oxy già nếu không có chỉ định của bác sĩ. Sau khi vệ sinh, bạn nên băng lại vết thương nhưng không quá chặt bằng bông gạc vô trùng có chứa canxi alginate hoặc bạc sulphadiazine.
Da chân có dấu hiệu khô nên dùng thêm kem dưỡng ẩm, nhưng lưu ý chỉ được thoa lên gót chứ không bôi vào các khe của chân. Nếu có dấu hiệu hoại tử hay các loại mụn, cần tham vấn ý kiến bác sĩ ngay, không tự ý nặn hay cắt bỏ.
Luôn bảo vệ chân an toàn
Luôn mang giày dép để tránh vô tình dẫm phải vật sắc nhọn không nhìn thấy được.
Không đi các loại dép kẹp ngón chân vì sẽ gây loét thêm.
Luôn mang tất để giữ ấm và bảo vệ chân, tất cần mềm mại và dệt bằng sợi tự nhiên, không có đường may. Thay tất sạch và khô mỗi ngày.
Tránh mang giày quá chật vì dễ gây các vết phồng rộp ở da; luôn mang tất khi cần phải mang giày để tránh phồng chân.
Cần kiểm tra giày trước khi mang để đảm bảo không có bất cứ vật nào trong giày như cát bụi, côn trùng... có thể gây tổn thương chân. Chọn giày kín, có chất liệu da mềm mại và phải rộng hơn so với chân ít nhất 1,3cm.
Không đi chân không và hạn chế tránh chân bị ẩm.
Sử dụng các biện pháp giúp máu lưu thông hơn
Khi ngồi, nên nâng cao chân bằng ghế, hạn chế ngồi bắt chéo. Không sử dụng tất, giày chật, bó sát chân.
Dành thời gian massage bàn chân giúp máu lưu thông hơn
Mỗi ngày dành thời gian 2 - 3 lần, mỗi lần 5 phút để hoạt động ngón chân và mắt cá chân. Thực hiện các bài thể dục giúp kích thích lưu thông máu hơn như đi bộ, đạp xe...
Tránh tác động nhiệt độ lên chân
Trước khi tắm cần kiểm tra nhiệt độ của nước, tốt nhất rơi vào khoảng 40 độ, không dùng chân kiểm tra. Khi thời tiết lạnh cũng không nên dùng các biện pháp sưởi ấm trực tiếp như sử dụng lò sưởi than, gạch nung nóng, xông hơi, ngâm chân trong nước nóng hoặc dùng chăn điện. Nếu đi ra nắng cần chú ý bôi kem chống nắng.
Không hút thuốc
Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến lưu lượng máu đến các mô, điều này có thể làm cho các biến chứng ở chân có dấu hiệu tiêu cực hơn. Đồng thời, cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết.
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân
- Thường xuyên kiểm tra chân nhằm phát hiện sớm điều bất thường. Khi có dấu hiệu cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám.
Thường xuyên kiểm tra chân phòng ngừa biến chứng tiểu đường
- Kiểm soát chỉ số đường huyết và mỡ máu ổn định, không hút thuốc.
- Người bệnh tiểu đường bị béo phì nên thực hiện các biện pháp giảm cân.
- Cắt ngón chân không nên cắt sâu, ở các khe.
- Giữ cho chân luôn khô ráo và chọn loại giày dép phù hợp.
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân đó chính là theo dõi và kiểm soát hàm lượng đường trong máu ổn định. Ngoài dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường nguồn gốc tự nhiên như Gumar Plus, Advanced Glucose, Blood Sugar Control,... Trong đó, Gumar Plus có thành phần chiết xuất từ dây thìa canh lá to và quả me rừng có tác dụng vượt trội trong việc làm giảm và ổn định chỉ số đường huyết. Sản phẩm hiện được phân phối độc quyền tại nhà thuốc Pharmart.vn.
Phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng tiểu đường ở chân giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn, hạn chế tối đa nguy cơ cắt cụt chi. Hy vọng rằng, bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về biến chứng này, kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn ngăn ngừa biến chứng.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)
Pharmart.vn tổng hợp
Ảnh: Sưu tầm internet
- Vận chuyển toàn quốc
- Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
- Sản phẩm chính hãng 100%