Biến chứng bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa
-
Mặc định
-
Lớn hơn
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường là một trong những bệnh nguy hiểm và phức tạp nhất hiện nay. Khi bị bệnh, nếu bệnh nhân không tuân thủ những quy tắc về chế độ dinh dưỡng và kết hợp luyện tập, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Mục lục bài viết
Các biến chứng chung mà bệnh tiểu đường gây nên
Các biến chứng bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính.
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường được hiểu là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Những biến chứng tiểu đường gây nên:
Hạ đường huyết đột ngột
Trường hợp này xảy ra khi người bị tiểu đường bị hạ đường huyết đột ngột dưới mức quy định (khoảng mức 3.6mmol/l). Đường huyết bị hạ đột ngột có thể xảy ra do những nguyên nhân như sau:
- Người bệnh sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin quá liều chỉ định của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem quá mức cần thiết hoặc có thể do người bệnh sử dụng thuốc trước khi ăn.
- Chế độ tập luyện nặng so với sức người bệnh dẫn đến mệt mỏi, mất sức.
- Người bệnh sử dụng bia rượu trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Khi người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột sẽ gặp các triệu chứng như: có cảm giác đói, có thể uể oải, mệt mỏi, vã mồ hôi, đầu óc choáng váng, chân tay bủn rủn và tim đập nhanh.
> Cách xử lý: Để xử lý nhanh trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột, người bệnh cần sử dụng ngay dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị bệnh tiểu đường như uống Glucerna, ăn kẹo hoặc bánh cho người tiểu đường có vị ngọt, hoặc uống nửa ly nước trái cây. Sau khoảng 15 phút, người bệnh cần kiểm tra lại chỉ số đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết đã về bình thường, người bệnh cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng chuẩn chỉ hơn đến khi chỉ số đường huyết ổn định. Còn nếu chỉ số đường huyết vẫn tiếp tục hạ, người bệnh cần đến bệnh viện cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.
Tiêm insulin quá liều có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột
Hôn mê
Biến chứng hôn mê thường xảy ra khi đường huyết đột ngột tăng cao.
> Cách xử lý: Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được chuyển đến bệnh viện và cấp cứu ngay lập tức chứ không thể sơ cứu tại nhà. Đây là biến chứng rất nặng và dễ gây tử vong ở người bị tiểu đường.
Biến chứng mãn tính
Biến chứng mãn tính được hiểu là những biến chứng xuất hiện do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính. Lúc này, cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe có thể kể đến như:
Biến chứng mạn tính xuất hiện ở mắt
Ở người bị bệnh tiểu đường, những biến chứng về mắt xuất hiện thường do chỉ số đường huyết tăng cao khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Về lâu dài, những tổn thương này có thể khiến thị lực của người bệnh suy giảm hoặc nặng hơn là dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt ở người bị bệnh tiểu đường còn có thể là đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,...
Người bị tiểu đường có thể gây ra biến chứng ở mắt
> Cách xử lý: Để phòng tránh được biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường, người bệnh không chỉ cần kiểm soát tốt lượng đường huyết, mà còn cần có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu là một năm một lên. Nếu có bất kỳ cảm giác nào ở mắt như bị mờ hay đau nhức, người bệnh cần đi khám ngay để có thể phát hiện biến chứng sớm nhất.
Biến chứng bệnh tiểu đường về tim mạch
Về tim mạch, người bị tiểu đường có thể gặp phải các bệnh như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Đó được coi là những hậu quá khó tránh khi bị tiểu đường.
> Cách xử lý: Bệnh nhân có thể làm phòng tránh biến chứng xảy ra bằng các kiểm soát các chỉ số về mỡ máu và huyết áp. Bên cạnh đó là lựa chọn những sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết.
Người bị tiểu đường có thể gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch
Biển chứng về thần kinh ở người bị tiểu đường
Theo khảo sát ở hầu hết các bệnh nhân bị tiểu đường, biến chứng thần kinh là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên ở người bệnh. Người bệnh có cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bị bất thường, hay bị toát mồ hôi,....
> Cách xử lý: Để tránh gặp những biến chứng này, người bị tiểu đường cần vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng ngày để giảm tần suất xuất hiện của biến chứng này.
Biến chứng thần kinh thường xuất hiện đầu tiên ở bệnh nhân tiểu đường
Biến chứng thận xuất hiện ở bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết trong máu cao có thể gây tổn thương đến các vi mạch máu trong thận. Từ đó, chức năng lọc của thận có thể bị suy giảm và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến suy thận.
> Cách xử lý: Người bệnh tiểu đường có thể phòng tránh biến chứng này bằng cách ăn uống theo chế độ ít muối, ít đạm và ít mỡ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ để theo dõi chức năng của thận.
Người bị tiểu đường có thể bị suy giảm chức năng của thận
Biến chứng nhiễm trùng khi bị tiểu đường
Ngoài những biến chứng trên, người bị tiểu đường còn có thể gặp biến chứng nhiễm trùng. Bởi khi lượng đường trong máu cao chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Điều này có thể khiến có thể nhiễm trùng ở nhiều vùng khác nhau.
> Cách xử lý: Để hạn chế xảy ra biến chứng nhiễm trùng, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường huyết và vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là những vùng dễ nhiễm trùng.
Người bị bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng vùng chân
Các biến chứng cụ thể đối với từng loại bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Mắt có thể bị mờ đi do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể.
- Có cảm giác bị tê bì ở bàn chân.
- Bị loét, nhiễm trùng ở bàn chân.
- Có triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó.
- Hôn mê nhiễm toan ceton, khiến người bệnh tiểu đường bị yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, thở nhanh,... khi gặp biến chứng này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để điều trị cấp cứu.
Đầy hơi, khó tiêu là một trong những biến chứng của tiểu đường tuýp 1
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Với những người bị tiểu đường tuýp 2, người bệnh có thể gặp một số những biến chứng sau:
- Gây ra các bệnh lý động mạch vành và đột quỵ.
- Thận hoạt động kém dần hoặc nguy hiểm hơn là suy thận.
- Gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, rối loạn cương dương ở nam giới và nhiều chức năng khác.
- Có thể bị một số bệnh về mắt khiến thị lực giảm sút hoặc dẫn đến mù lòa.
Người bị tiểu đường tuýp 2 có thể bị suy giảm thị lực
Biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ
Trong thời gian thai kỳ, nhu cầu về năng lượng của mẹ tăng cao nên đòi hỏi cơ thể cần nạp nhiều đường hơn. Bởi vậy nên khi cơ thể mẹ không thể điều tiết insulin để giải quyết lượng đường thì mẹ có thể bị tiểu đường thai kỳ. Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, cả thai nhi và mẹ có thể gặp những biến chứng như:
- Đối với mẹ:
- Có nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương, hoặc trật khớp do thai nhi quá to.
- Tỷ lệ tiền sản giật ở mẹ bị tiểu đường thai kỳ cao gấp 4 lần các mẹ bình thường.
- Mẹ có khả năng sinh non và phải sinh mổ do thai nhi to.
- Nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu và băng huyết sau sinh.
- Đối với thai nhi:
- Thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao.
- Bé có thể bị tụt canxi khi chào đời.
- Bé sinh ra dễ bị thừa cân, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và có khả năng bị tiểu đường hơn các bé bình thường.
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến mẹ và thai nhi
Làm gì để phòng tránh những biến chứng bệnh tiểu đường
Để có thể phòng tránh những biến chứng tiểu đường kể trên, người bị tiểu đường nên thực hiện những điều sau:
- Định kỳ 3 tháng 1 lần làm xét nghiệm HbA1C.
- Duy trì huyết áp ổn định theo chỉ định của bác sĩ tùy vào thể trạng của mỗi người.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh,....
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và kiểm tra cơ thể thường xuyên để tránh biến chứng nhiễm trùng.
Người bị tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hơp lý để ngăn ngừa các biến chứng
Bên cạnh những cách phòng tránh biến chứng trên, điều quan trọng là người bệnh có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của cơ thể. Vì vậy, người bị tiểu đường có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Những sản phẩm này hầu hết đều có thành phần từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ và hạn chế phụ thuộc vào thuốc Tây. Những loại thực phẩm chức năng phổ biến hỗ trợ điều trị tiểu đường được nhiều người sử dụng có thể kể đến như: Gumar Plus, Blood Sugar Control, ... Trong đó, viên uống Gumar Plus có thành phần kết hợp giữa dây thìa canh lá to và Crominex 3+ được đánh giá là sản phẩm tiềm năng cho hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều hòa chỉ số đường huyết.
Người bệnh hoàn toàn có thể tìm mua sản phẩm thực phẩm chức năng chính hãng trên tại Pharmart.vn hoặc liên hệ hotline 1900 6505 để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiêm.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)
Pharmart.vn tổng hợp
Ảnh: Sưu tầm internet
- Vận chuyển toàn quốc
- Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
- Sản phẩm chính hãng 100%