Bệnh tiểu đường và TẤT CẢ thông tin quan trọng bạn cần biết
-
Mặc định
-
Lớn hơn
Cùng tìm hiểu về căn bệnh tiểu đường để nắm rõ những thông tin hữu ích, từ đó chúng ta sẽ biết được cách phòng tránh cũng như điều trị, chăm sóc cho người tiểu đường một cách khoa học.
Mục lục bài viết
- 1. Giới thiệu về bệnh tiểu đường
- 2. Chỉ số đường huyết của người mắc đái tháo đường
- 3. Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh đái tháo đường
- 4. Phân loại bệnh đái tháo đường
- 5. Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường
- 6. Biến chứng của bệnh tiểu đường
- 7. Cách điều trị bệnh tiểu đường
- 8. Chế độ ăn uống dành cho người bị đái tháo đường
- 9. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Giới thiệu về bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, biểu hiện đó là lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Tiểu đường là tình trạng rối loạn sử dụng glucose ở cơ thể
Chỉ số đường huyết của người mắc đái tháo đường
Xét nghiệm các chỉ số đường huyết là chìa khóa trong việc chẩn đoán của bệnh đái tháo đường.
Dưới đây là bảng so sánh chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế dành cho những người mắc tiểu đường và không bị tiểu đường:
Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh đái tháo đường
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Khát nước quá mức và uống nhiều nước
- Giảm cân không giải thích được
- Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)
- Nhìn mờ, tầm thị lực giảm
- Mệt mỏi
- Thay đổi tâm trạng
- Nấm miệng hoặc âm đạo; đôi khi nhiễm trùng da.
Tiểu đường type 2 là loại bệnh phát triển dần dần. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dựa vào những biểu hiện cơ bản dưới đây để đi khám và phát hiện sớm bệnh:
- Đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm
- Khô miệng
- Khát nước
- Mệt mỏi, không tập trung, hay cáu kỉnh
- Thường xuyên cảm thấy đói mặc dù đã ăn
- Có vết cắt, vết loét hoặc vết loét lành chậm
- Ngứa, nhiễm trùng da
- Nhiễm trùng bàng quang
- Thay đổi cân nặng (Tăng cân)
- Nhức đầu
- Đau hoặc ngứa ran ở chân và / hoặc bàn chân
Phân loại bệnh đái tháo đường
Tham khảo bảng phân loại dưới đây để có thể phân biệt rõ 3 dạng đái tháo đường thường gặp
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường
Theo khảo sát của tổ chức Y tế Thế giới, dưới đây là các trường hợp có nguy cơ cao mắc phải ĐTĐ:
- Người trên 40 tuổi
- Người béo phì hoặc thừa cân
- Trong gia đình có người mắc tiểu đường
- Dân văn phòng, ít vận động
- Người bị cao huyết áp
- Bệnh nhân rối loạn mỡ máu
- Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, có tăng axit uric máu (hoặc bị bệnh gout)
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Các biến chứng của tiểu đường nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Biến chứng mãn tính
- Mắt: Thị lực của người bệnh suy giảm, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...
- Tim mạch: Tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch
- Thần kinh: Đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi.
- Thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến mạch máu trong thận gây suy giảm chức năng lọc của thận, dẫn đến suy thận.
- Nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây suy yếu hệ miễn dịch, đồng thời gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết
- Nhiễm toan ceton máu gây hôn mê
- Tăng áp lực thẩm thấu
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị thuốc tây
- Đối với tiểu đường type 1: Chỉ định tiêm insulin được xem là bắt buộc đối với type này do cơ thể mất đi khả năng sản sinh insulin từ tế bào beta đảo tụy.
- Đối với tiểu đường type 2: Tùy vào mức độ và giai đoạn bệnh mà bệnh nhân được chỉ định có tiêm insulin hay không. Người mắc ĐTĐ type 2 cần kết hợp giữa chế độ ăn kiêng và tập luyện một cách đều đặn trong thời gian dài kèm theo điều trị bằng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị thuốc Tây tùy thuộc vào loại tiểu đường mắc phải
Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Tiểu đường là bệnh mạn tính buộc người mắc phải sống chung cả đời. Chính vì vậy, ứng dụng các bài thuốc dân gian, ưu tiên sử dụng các thảo dược thiên nhiên như lá Xoài, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá.... hiện đang là xu hướng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường bởi những lợi ích sức khỏe sau:
- Kiểm soát đường huyết: Tuy không giúp hạ đường huyết nhanh như thuốc Tây, các bài thuốc dân gian lại giúp duy trì ổn định đường huyết về mặt lâu dài
- Giảm phụ thuốc vào Tây Y: Với lợi ích giúp ổn định huyết áp lâu dài sẽ giúp người bệnh giảm phụ thuộc, hạn chế tăng liều thuốc tây
- Không hại gan, thận: Với các nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên sẽ mang đến sự an toàn đưa vào cơ thể
Ngoài ra, một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng được nhiều khách quan tâm trên Pharmart.vn như: Gumar Plus của Công ty CP Dược phẩm BPPharma (Việt Nam), Blood Sugar Control của Vitamins For Life (Mỹ), Advanced Glucose thuộc thương hiệu Olympian Labs (Mỹ), sữa Glucerna của Abbott (Hoa Kỳ), ... Một trong những loại thảo dược tiêu biểu trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đó là Dây thìa canh lá to - Thành phần chính có trong viên hỗ trợ cải thiện đường huyết Gumar Plus.
Gumar Plus giúp hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả
Chế độ ăn uống dành cho người bị đái tháo đường
Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
- Protein (đạm): Lượng protein tiêu chuẩn là 0,8g/kg thể trọng/ngày đối với người lớn. Khẩu phần có lượng protein quá nhiều sẽ không có lợi đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm.
- Lipid (chất béo): Tỷ lệ lipid trong khoảng 25%-30% tổng số năng lượng. Lượng cholesterol nên dưới 250mg/ngày. Chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng cholesterol gây bệnh tim mạch, cao huyết áp. Do đó, việc kiểm soát chất béo cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Glucid (đường): Tỷ lệ glucid tiêu chuẩn trong khoảng 50% - 60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ, hạn chế tối đa đường.
- Rau củ tươi: Trong rau quả tươi cung cấp 1 lượng lớn các vi chất và chất xơ
- Các loại hạt
- Bớt ăn muối: Ăn mặn tăng nguy cơ cao huyết áp ở một số người. Bệnh này thường đi kèm với đái tháo đường và nếu không kiểm soát tốt huyết áp sẽ tăng nguy cơ bị các biến chứng của hai bệnh này như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Nhóm thực phẩm nên ăn đối với người tiểu đường
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Vì bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính nên cần kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe để không mắc phải căn bệnh này. Một số các biện pháp phòng tránh được khuyến cáo bao gồm:
- Hạn chế dung nạp đồ ăn tinh bột năng lượng cao
- Bổ sung chất xơ
- Giảm thiểu các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn
- Uống đủ nước
- Tăng cường tập thể dục
- Giảm cân
- Bỏ thuốc lá
- Sử dụng thảo dược
Ăn uống lành mạnh là biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh tiểu đường
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường rồi phải không nào? Hãy Liên hệ với Pharmart.vn nếu bạn cần tư vấn về thực phẩm chức năng hỗ trợ tiểu đường theo hotline: 1900 6505.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)
Pharmart.vn tổng hợp
Ảnh: Sưu tầm internet
- Vận chuyển toàn quốc
- Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
- Sản phẩm chính hãng 100%